Bệnh thủy đậu có cần kiêng nước – Không cần kiêng hoàn toàn! Bệnh thủy đậu có cần kiêng gió – Không cần kiêng hoàn toàn. Vậy, bệnh thủy đậu có cần kiêng ăn một số thực phẩm nhất định nào đó và nếu có, bệnh thủy đậu kiêng ăn gì? Đọc bài viết sau cùng CAREUP.VN để tìm hiểu vấn đề này, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì?
1. Cơ bản về thủy đậu
1.1. Nguyên nhân
Thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm khởi phát từ sự xâm nhập và phát triển của virus Varicella – Zoster trên niêm mạc đường hô hấp trên và tế bào biểu mô. Ở mỗi người, bệnh chỉ xuất hiện một lần duy nhất. Tuy nhiên, sự tồn tại của virus Varicella – Zoster trong cơ thể người bệnh là vĩnh cửu. Mặc dù vậy, chúng chỉ hoạt động trong một vài điều kiện thuận lợi nhất định, như khi: Người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh sang chấn tâm lý,… Lúc ấy, bệnh mà virus Varicella – Zoster gây ra cho người bệnh là Zona thần kinh.
Nguyen nhân phát sinh thủy đậu là virus Varicella – Zoster
1.2. Khả năng lây lan
Mùa của thủy đậu là thời điểm giao giữa mùa Xuân và mùa Hè. Bệnh lây lan qua 2 đường: Trực tiếp từ người sang người và gián tiếp từ người sang người, với vật phẩm trung gian là dịch tiết đường hô hấp. Theo đó, chúng ta có một số phương thức lây lan thủy đậu cụ thể như sau:
– Trực tiếp: Người không bệnh hít phải dịch tiết đường hô hấp người bệnh ho/hắt hơi ra không khi. Người không bệnh tiếp xúc gần với người bệnh như ôm, hôn người bệnh. Người không bệnh dùng dụng cụ ăn uống mà người bệnh cũng dùng,…
– Gián tiếp: Người không bệnh sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng sau khi cầm/nắm đồ đạc dính dịch tiết mũi họng đường hô hấp người bệnh.
1.3. Triệu chứng
Thủy đậu là bệnh lý mà nếu tồn tại, chắc chắn sẽ biểu hiện rõ ràng. Việc nhận biết thủy đậu có thể được thực hiện bằng cách ghi nhớ và đối chiếu danh sách dấu hiệu được phân loại theo giai đoạn phát triển bệnh sau:
– Giai đoạn ủ bệnh (10 – 14 ngày sau nhiễm virus Varicella – Zoster): Thủy đậu giai đoạn này không có biểu hiện rõ ràng.
– Giai đoạn khởi phát: Thủy đậu giai đoạn này có các triệu chứng là sốt, đau đầu, đau cơ, đau xương, đau khớp, nổi hạch tai, phát ban, mệt mỏi,…
– Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng của thủy đậu giai đoạn này là mụn nước phát triển trên nền các ban đỏ xuất hiện từ giai đoạn khởi phát. Các mụn nước này không mọc đồng thời mà mọc ở mặt trước rồi đến tay, chân, thân sau. Bên cạnh triệu chứng này, các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ – xương – khớp, nổi hạch tai, phát ban, mệt mỏi,… vẫn tồn tại.
– Giai đoạn lui bệnh: Trong giai đoạn này, triệu chứng của thủy đậu là sự biến đổi hình thái các mụn nước giai đoạn toàn phát. Dịch mụn nước chuyển từ trong suốt sang vàng, rồi mụn nước vỡ ra và đóng vảy trong 1 – 3 tuần, cuối cùng vảy mụn nước bong, để lại trên da các dát màu hồng, có thể lõm hoặc không.
Tìm hiểu thêm: 7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ
Triệu chứng điển hình của thủy đậu là mụn nước
1.4. Biến chứng
Thủy đậu về cơ bản là một bệnh lý lành tình. Tuy nhiên, thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp thủy đậu biến chứng. Biến chứng của thủy đậu tương đối đa dạng và vô cùng nguy hiểm. Theo đó, chúng là: Viêm tai giữa, viêm thanh quản; viêm phổi (khi bị những biến chứng này, bệnh nhân ho nhiều, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,…); viêm cầu thận, viêm thận (khi bị những biến chứng này, bệnh nhân tiểu ra máu,…); viêm màng não, viêm não (khi bị những biến chứng này, bệnh nhân sốt cao, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê,…).
1.5. Điều trị
Đến thời điểm hiện tại, thủy đậu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh chỉ có thể được xử lý bởi chính hệ miễn dịch của chúng ta. Như vậy, điều trị thủy đậu, về bản chất, là điều trị hỗ trợ hay còn có thể nói là điều trị triệu chứng – hạn chế biến chứng.
Theo đó, khi có dấu hiệu thủy đậu, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Sau thăm khám, nếu thủy đậu ở bệnh nhân là nặng, có nguy cơ hoặc đã biến chứng, chuyên gia sẽ chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị. Nếu thủy đậu ở bệnh nhân là nhẹ, chuyên gia sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị tại nhà, bằng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamin giảm ngứa, thuốc bôi tại chỗ chống nhiễm trùng (ví dụ như Xanh Methylen),…
2. Giải đáp câu hỏi: Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì?
Bệnh thủy đậu có cần kiêng ăn một số thực phẩm nhất định nào đó không? Câu trả lời là có. Sau đây là một số thực phẩm bệnh nhân thủy đậu nên hạn chế hoặc tốt nhất là tuyệt đối không ăn để tránh làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh, mà chủ yếu ở đây là phát ban – mụn nước, triệu chứng điển hình của bệnh.
– Thực phẩm tanh, như: Tôm, cua, cá và các loại hải sản khác. Đây là loại thực phẩm dễ gây kích ứng da, khiến quá trình hồi phục da sau bong vảy mụn nước diễn ra kém hiệu quả hơn.
– Các loại gia vị cay nóng, như: Hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, gừng, ớt, hạt tiêu,…. Đây là loại thực phẩm gây nóng trong người, làm tăng tiết mồ hôi da, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy da.
>>>>>Xem thêm: Cơ bản về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Ớt là một trong những thực phẩm bệnh nhân thủy đậu phải kiêng
– Sửa và các chế phẩm từ sữa: Là thực phẩm có khả năng kích thích tăng tiết dịch nhờn trên da.
– Trái cây, như: Vải, nhãn, mận, xoài, mít, hồng, anh đào,…, cũng là những thực phẩm có tính nóng như các loại gia vị kể trên.
Hiểu rõ các thực phẩm cần kiêng khi bị bệnh thủy đậu là bước quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm triệu chứng. Tránh các loại thực phẩm có thể kích thích hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh, như thực phẩm cay, nóng, hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, sẽ giúp giảm sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng và uống đủ nước cũng là yếu tố quan trọng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hồi phục. Nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc triệu chứng nghiêm trọng nào, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp. Sự chăm sóc đúng cách và kiến thức về chế độ ăn uống sẽ giúp bạn quản lý bệnh thủy đậu một cách hiệu quả và nhanh chóng phục hồi.