Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do Enterovirus rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Cho đến thời điểm hiện tại, để điều trị tay chân miệng, vẫn có nhiều phụ huynh cho trẻ tắm nước lá. Vậy, phụ huynh thường cho bé bị tay chân miệng tắm lá gì và thực hư hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng CAREUP.VN tìm lời giải đáp cho những thắc mắc đó trong bài viết sau, bố mẹ nhé!
1. Giải đáp chi tiết: Bố mẹ thường cho bé bị tay chân miệng tắm lá gì?
1.1. 3 loại lá bố mẹ thường cho trẻ bị tay chân miệng tắm
1.1.1. Lá trà xanh
Theo Đông y, lá trà xanh tính hàn, vị đắng, chát, hơi chua; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp, làm bền mạch máu, sát khuẩn, làm lành vết thương hở. Sở dĩ có tác dụng làm lành vết thương hở là bởi lá trà xanh chứa nhiều tanin – một hợp chất polyphenol; tanin có thể làm se niêm mạc và làm khô bề mặt vết thương hở cũng như thúc đẩy quá trình mọc tổ chức hạt. Nhờ tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương hở, nước nấu lá trà xanh có thể chữa nhiệt miệng hiệu quả nếu được dùng để súc miệng thường xuyên. Không chỉ được sử dụng để chữa nhiệt miệng, nước nấu lá trà xanh còn được nhiều phụ huynh sử dụng để tắm cho trẻ mắc tay chân miệng, với hy vọng giúp trẻ nhanh lành các tổn thương da.
Nước lá trà xanh được nhiều phụ huynh sử dụng để tắm cho trẻ mắc tay chân miệng.
1.1.2. Lá diếp cá
Lá diếp cá vị chua và cay nhẹ, mùi tanh, tính hàn; có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng. Dân gian thường dùng lá diếp cá để cải thiện các vấn đề có tụ máu như cải thiện lòi dom, trĩ (có thể uống nước lá diếp cá hoặc xông hơi nước lá diếp cá hoặc cả hai). Ngoài ra theo nhiều phụ huynh thì lá diếp cá cũng có tác dụng kháng khuẩn, vì thế mà đối với việc chăm sóc các phỏng nước phát sinh do tay chân miệng, loại lá này cũng có tác dụng tích cực. Đây là lý do bố mẹ thường tắm cho trẻ mắc tay chân miệng bằng nước nấu lá diếp cá.
1.1.3. Lá kinh giới
Kinh giới vị cay, tính ấm. Theo Đông y, kinh giới là loại lá trị phong hàn phong nhiệt rất hiệu quả. Kinh giới chứa Alkaloid. Alkaloid trong kinh giới có tính kháng viêm mạnh nên có thể trị tình trạng mẩn ngứa, nhiễm độc ngoài da rất hiệu quả. Thực tế, đến thời điểm hiện tại, nhiều phụ huynh vẫn nấu nước lá kinh giới và tắm cho trẻ mắc tay chân miệng để kiểm soát các tổn thương da.
Theo Đông y, kinh giới là loại lá trị phong hàn phong nhiệt rất hiệu quả.
1.2. Thực hư hiệu quả của việc tắm nước lá trà xanh, diếp cá, kinh giới
Mặc dù được dân gian công nhận là một phương pháp chữa tay chân miệng, hiệu quả thực sự của việc tắm nước lá trà xanh, diếp cá, kinh giới chưa được khoa học kiểm chứng. Không những thế, phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, như lá trà xanh, diếp cá, kinh giới chứa hóa chất, bố mẹ không rửa sạch chúng trước khi nấu nước tắm cho trẻ. Tất cả những nguy cơ này đều làm tăng khả năng các tổn thương da nhiễm trùng và tay chân miệng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, nếu hiện tại, bố mẹ vẫn đang cho trẻ tay chân miệng tắm lá trà xanh, lá diếp cá, lá kính giới thì dừng ngay. Thay vì tắm cho trẻ tay chân miệng bằng những lá đó, hãy chăm sóc trẻ theo một số lưu ý được chia sẻ trong mục 2 bài viết sau.
2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà đúng cách
Chỉ các trường hợp tay chân miệng nặng mới cần điều trị nội trú. Các trường hợp tay chân miệng nhẹ có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, dù nội trú hay ngoại trú, điều trị tay chân miệng vẫn chỉ là điều trị triệu chứng, do hiện tại, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu:
– Sốt: Để kiểm soát triệu chứng sốt, bố mẹ nên chườm ấm trán, nách, bẹn,… cho trẻ bằng nước có nhiệt độ thấp hơn 2 độ C nhiệt độ cơ thể trẻ đồng thời cho trẻ mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi và nghỉ ngơi trong phòng thoáng, mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sốt không cắt chỉ với việc chườm ấm, bố mẹ có thể cho trẻ uống Paracetamol đơn chất khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, với liều 10 – 15mg/kg/lần và tần suất 4 – 6 giờ/ngày, không quá 4 lần một ngày.
– Tổn thương niêm mạc miệng: Bố mẹ cho trẻ súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh các vết loét miệng. Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình phục hồi các vết loét miệng, bố mẹ cũng có thể bôi antacid dạng gel; tuy nhiên, cần hết sức thận trọng với tình trạng hít sặc khi sử dụng antacid.
– Tổn thương da: Bố mẹ tắm hoặc lau người cho trẻ mỗi ngày để hạn chế tình trạng tích tụ virus, vi khuẩn và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường. Trong trường hợp phỏng nước trên da đã vỡ, bố mẹ có thể bôi thuốc sát khuẩn như Xanh Methylen để dự phòng nguy cơ bội nhiễm cho trẻ.
Để hạn chế tích tụ virus, vi khuẩn,…, bố mẹ cần tắm hoặc lau người cho trẻ mỗi ngày.
Bên cạnh việc kiểm soát triệu chứng tay chân miệng, để trẻ nhanh hồi phục, bố mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Theo đó, cho trẻ uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa,…) và ăn thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C, kẽm, được chế biến theo nguyên tắc 3L – lỏng, nhạt, nguội; là rất cần thiết.
Phía trên là lời giải đáp chi tiết cho các thắc mắc: Phụ huynh thường cho bé bị tay chân miệng tắm lá gì và thực hư hiệu quả của phương pháp này như thế nào. Theo đó, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn có nhiều phụ huynh cho trẻ tay chân miệng tắm lá trà xanh, lá diếp cá, lá kính giới, với hy vọng chúng có thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ phụ huynh không thể kiểm soát. Ví dụ như lá chứa hóa chất hay bố mẹ không rửa sạch lá trước khi nấu và cho trẻ tắm, làm tăng nguy cơ bội nhiễm, tay chân miệng thêm trầm trọng. Chính vì vậy, bố mẹ nên dừng tắm lá cho trẻ tay chân miệng.
“Kết luận: Tắm lá cho bé bị tay chân miệng là một phương pháp hỗ trợ điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng và tăng cường sự thoải mái cho trẻ. Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về các loại lá có tác dụng hỗ trợ điều trị tay chân miệng, giúp bố mẹ lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn cho bé. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bao gồm tắm lá, cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không gây kích ứng hoặc làm tình trạng bệnh nặng thêm. Chủ động trong việc chăm sóc và điều trị sẽ giúp bé hồi phục nhanh chóng và an toàn.”