Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, đòi hỏi phải thận trọng trong chăm sóc để đảm bảo an toàn sức khỏe. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ với bố mẹ những việc nên và không nên làm trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên

Tích lũy từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã ghi nhận tất cả 87.719 trường hợp sốt xuất huyết. Con số này ở Hà Nội là 12.776, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Chính vì vậy, trang bị đầy đủ thông tin về cách chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết là vô cùng cần thiết với bố mẹ.

1. Bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở Việt Nam. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này có thể xuất hiện quanh năm; tuy nhiên, vào mùa mưa nó có xu hướng gia tăng mạnh mẽ hơn.

Sốt xuất huyết phát sinh ở một người khi người đó bị muỗi vằn nhiễm virus Dengue đốt. Trước đó, muỗi vằn nhiễm virus Dengue do đốt người bệnh sốt xuất huyết. Virus Dengue là nguyên nhân khởi phát sốt xuất huyết. Virus Dengue có 4 tuýp là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Chính vì vậy, một người đã mắc sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ mắc sốt xuất huyết thêm ba lần nữa.

Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên

Muỗi vằn nhiễm virus Dengue do đốt người bệnh sốt xuất huyết.

Ở thời điểm hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết. Điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Không được điều trị hỗ trợ đúng, người bệnh sốt xuất huyết rất dễ biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm tiêu biểu của sốt xuất huyết chúng ta có thể kể đến ở đây là: Sốc mất máu, suy tim, suy gan, tràn dịch màng phổi, xuất huyết não, tràn dịch màng não,…

2. Chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết: Nên và không nên làm gì?

2.1. Những việc bố mẹ nên làm trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Cho trẻ thăm khám tại cơ sở y tế uy tín gần nhất nếu nghi ngờ trẻ sốt xuất huyết. Sau thăm khám, nhiều khả năng là bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Trong quá trình đó, quan trọng nhất là bố mẹ phải hạ sốt và bù dịch, bù điện giải cho trẻ.

2.1.1. Hạ sốt

Dùng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ, ưu tiên thuốc đơn chất. Tuy nhiên, hạ sốt bằng paracetamol có một số nguyên tắc: Thứ nhất, chỉ thực hiện khi trẻ sốt trên 38,5 độ. Thứ hai, liều dùng là 10 – 15mg/kg/lần. Thứ ba, tần suất sử dụng là 4 – 6 giờ/lần, một ngày không dùng quá 4 lần.

Bên cạnh dùng thuốc, bố mẹ nên kết hợp hạ sốt cho trẻ bằng chườm mát trán, nách, bẹn, lau người toàn thân với nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 – 3 độ C.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu, bội nhiễm và biến chứng

Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên

Để hạ sốt cho trẻ, dùng Paracetamol, ưu tiên thuốc đơn chất.

2.1.2. Bù dịch, bù điện giải

Khi sốt xuất huyết, dịch trong lòng mạch thường thoát ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng thoát nước tương. Khi huyết tương thoát, máu trẻ cô đặc. Chính vì vậy, bố mẹ phải bù dịch cho trẻ càng sớm càng tốt.

Tại nhà, bố mẹ chỉ nên bù dịch cho trẻ bằng đường uống. Dung dịch Oresol là một loại dung dịch giúp bù dịch, bù điện giải nhanh và an toàn. Thị trường lưu hành nhiều loại Oresol. Khi pha Oresol, bố mẹ phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu nhà sản xuất khuyến cáo pha với 200ml nước thì bố mẹ phải dùng đủ 200ml nước để pha. Tuyệt đối tránh tình trạng pha với ít nước hơn so với hướng dẫn, do nghĩ rằng trẻ còn nhỏ nên uống ít nước. Khi trẻ uống Oresol với nồng độ cao như vậy, sẽ bị rối loạn nước – điện giải nặng hơn và rơi vào tình trạng co giật, hôn mê, tổn thương não. Ngoài pha đúng, bố mẹ nên cho trẻ uống Oresol từ từ. Dung dịch Oresol đã pha không uống hết trong 24 giờ cần bỏ và pha mới.

Ngoài Oresol, nước trái cây như nước dừa, nước chanh, nước cam, nước bưởi,… và nước lọc cũng là những dung dịch rất tốt để bù dịch, bù điện giải cho trẻ.

Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên

>>>>>Xem thêm: Phân biệt sốt xuất huyết với một số bệnh khác

Nước chanh cũng là những dung dịch rất tốt để bù dịch, bù điện giải cho trẻ.

2.2. Những việc bố mẹ không nên làm trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Có 4 việc bố mẹ không nên làm trong chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết, như sau:

– Không cạo gió cho trẻ: Cạo gió có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sốt xuất huyết đồng thời tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ.

– Không dùng các thuốc Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ: Các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết biến chứng.

– Không tự ý mua kháng sinh và cho trẻ sử dụng: Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn gây hại trên gan, thận và gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

– Không cho trẻ truyền dịch ở những cơ sở y tế, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết đúng cách là yếu tố quan trọng giúp trẻ phục hồi nhanh chóng và tránh biến chứng. Nên tập trung vào việc cung cấp đủ nước, theo dõi nhiệt độ cơ thể và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, hạn chế cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt không được chỉ định và tránh các thực phẩm có thể gây kích thích. Những việc nên và không nên làm sẽ giúp bạn quản lý tình trạng của trẻ hiệu quả hơn. Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và liên hệ với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Việc hiểu rõ cách chăm sóc sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ trong quá trình điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *