Cha mẹ có biết dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị?

Quai bị là bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng và gây ra những biến chứng nặng nề cho trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị để kịp thời điều trị cho con nếu không may trẻ mắc phải bệnh này.

1. Bệnh quai bị là bệnh gì?

Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm dạng cấp tính do Mumps virus, thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Loại virus này có thể lây lan qua con đường như ho, hắt hơi hoặc các tiếp xúc có nước bọt khác từ người bệnh sang người không bệnh.

Theo các số liệu được thống kê, bệnh quai bị được phân bổ rộng trên nhiều nước. Tỉ lệ mắc bệnh khá cao ở những khu vực có đông dân cư, những nơi khí hậu đa phần mát và lạnh, nơi đời sống người dân còn thấp,…

Cha mẹ có biết dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị?

Quai bị thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn

Tại Việt Nam, hầu khắp các tỉnh thành đều có những trường hợp mắc quai bị. Các mùa trong năm đều ghi nhận những cụm dịch nhỏ và vừa, thường tập trung nhiều ở khu vực miền Bắc và Tây Nguyên.

Tỉ lệ tử vong của bệnh quai bị rất thấp. Tuy nhiên số lượng bị biến chứng của bệnh lại khá cao. Những biến chứng nặng có thể xảy ra là viêm não, viêm màng não, viêm tinh hoàn,…

2. Nguyên nhân triệu chứng bệnh quai bị ở đối tượng trẻ nhỏ

2.1. Bệnh quai bị có nguyên nhân là gì?

Bệnh quai bị chỉ xảy ra ở người, miễn nhiễm ở động vật. Bệnh hiện đã có mặt ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, từ trẻ nhỏ đến thanh thiếu niên và người trưởng thành. Nguyên nhân chính gây bệnh là virus quai bị, được lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống và khi người bệnh ho, hắt xì, giao tiếp.

Chưa có cơ sở khoa học để khẳng định bệnh lây qua các chất bài tiết hay không. Nhưng nhiều thí nghiệm đã cho thấy virus quai bị có thể tồn tại trong nước tiểu từ 2 đến 3 tuần.

Virus quai bị phát triển đỉnh điểm trong huyết thanh từ 12 đến 15 ngày sau khi nhiễm sau đó sẽ lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Thời gian có thể lây bệnh quai bị là 6 ngày trước khi có các dấu hiệu bệnh và 2 tuần sau đó.

Cha mẹ có biết dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị?

Bệnh quai bị có nguyên nhân do virus Mumps

2..2. Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị cha mẹ cần biết

Tùy theo tình trạng bệnh như thế nào mà có thể có người xuất hiện những dấu hiệu, có người không. Các triệu chứng thường gặp ở người bị quai bị là:

– Sốt

– Đau người, đau mỏi cơ

– Mệt mỏi quấy khóc

– Chán ăn bỏ ăn

– Buồn nôn và nôn

– Đau và sưng tuyến nước bọt

– Một số trẻ bị sưng hạch ở tinh hoàn

Bệnh đa phần không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ. Số lượng trẻ em mắc bệnh quai bị nhiều hơn người lớn nhưng tình trạng bệnh của người lớn lại thường nặng hơn so với trẻ em. Hiện nay, vẫn chưa nghiên cứu được thuốc điều trị cho bệnh này.

Từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus, trẻ sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, chán và bỏ ăn, sốt, ớn lạnh, đồng thời xuất hiện cảm giác đau họng, đau hàm ở bên góc. Tiếp theo khoảng 3 ngày, phần sau mang tai của trẻ sẽ sưng to dần lên rồi xẹp xuống trong khoảng 1 tuần kế tiếp. Trẻ có thể sưng cùng lúc cả hai bên mang tai hoặc sưng lần lượt từng bên.

Cha mẹ có thể quan sát vùng sưng để nhận biết bệnh quai bị, vì vùng sưng này khá đặc trưng. Vùng sưng từ sau tai sẽ lan rộng ra má và dưới hàm, lúc này tai sẽ bị đẩy ra ngoài và lên trên cao. Có một số trường hợp đặc biệt ít gặp đó là vùng sưng lan tận xuống ngực gây ra phù trước xương ức. Trẻ có thể cảm thấy vùng sưng bị đau nhưng khi quan sát trên bề mặt da không nhận thấy nóng rát hay sung huyết.

Có đến 25% bệnh nhân nhiễm quai bị mà không có triệu chứng nên rất dễ lây lan cho người khác mà không biết. Tuy nhiên, phần lớn những người bị bệnh đều sẽ cảm thấy khó khăn khi nói chuyện hoặc ăn nên sẽ dễ dàng nghi ngờ mắc bệnh.

Những đối tượng trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh quai bị là:

– Những người sống trong vùng khí hậu mát mẻ quanh năm thường có nguy cơ cao nhiễm bệnh hơn các vùng khí hậu khác.

– Quai bị dễ lây hơn ở những địa điểm tập trung đông người như nhà trẻ, trường học.

– Nam giới có nguy cơ mắc quai bị cao hơn nữ giới.

– Độ tuổi trên 2 tuổi sẽ dễ mắc hơn những trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh đạt đỉnh ở lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi.

3. Cách điều trị bệnh quai bị cho trẻ như thế nào?

Vì chưa có thuốc đặc trị để điều trị quai bị bên việc chữa bệnh chủ yếu là chữa các triệu chứng của bệnh kết hợp với phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra của bệnh.

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của việc đau sưng vùng sau mang tai, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài bệnh quai bị, việc sưng đau mang tai có thể là dấu hiệu của những bệnh viêm tuyến nước bọt do virus, vi khuẩn loại khác.

Cha mẹ có biết dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị?

Cần đưa trẻ đi khám khi nhận thấy những dấu hiệu của quai bị

Nếu trẻ bị sốt và cảm thấy đau đớn nhiều thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống hạ sốt giảm đau. Đồng thời pha dung dịch oresol hoặc cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù nước.

Có thể chườm mát vùng mang tai bị sưng để giảm sưng đau.

Nên ăn những loại thực phẩm mềm lỏng, dễ nuốt, không cần nhai nhiều như cháo súp. Tránh ăn các loại đồ ăn cứng giòn, nhiều gia vị cay nóng. Tuyến nước bọt sẽ phải hoạt động nhiều hơn, khiến bệnh lâu lành hơn.

Không tự ý dùng kháng sinh để điều trị quai bị. Kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp bội nhiễm và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ cần được nghỉ ngơi không vận động, nhất là trẻ trai không được cho chạy nhảy nhiều có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn của trẻ. Trong trường hợp con trai nghi ngờ viêm tinh hoàn và con gái nghi ngờ viêm buồng trứng cần phải được đưa đến bệnh viện để được theo dõi sát sao. Hạn chế khả năng bệnh quai bị biến chứng.

Những lưu ý dành cho cha mẹ để phòng ngừa quai bị cho trẻ:

– Quai bị là bệnh lành tính nhưng những biến chứng của bệnh thì khá nặng nề. Việc phòng bệnh cho trẻ là đặc biệt quan trọng. Cha mẹ cần nâng cao nhận thức phòng bệnh hơn chữa bệnh thông qua việc tiêm chủng quai bị. Cần cho trẻ đi tiêm phòng đúng thời gian nhằm ngăn ngừa bệnh.

– Hạn chế đưa trẻ đi chơi hoặc đến những nơi đông đúc người, nhất là ở thời điểm đang có dấu hiệu dịch bệnh quai bị. Thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và sát khuẩn tay chân cho trẻ mỗi khi về nhà.

Nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh quai bị là rất quan trọng để đảm bảo điều trị kịp thời và hiệu quả. Các triệu chứng như sưng đau tuyến nước bọt, sốt, và mệt mỏi cần được chú ý để có thể can thiệp nhanh chóng và giảm nguy cơ biến chứng. Cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Sự hiểu biết và chủ động trong việc nhận diện bệnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *