Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan mạnh ở trẻ em, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Tìm hiểu ngay cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả dứt điểm và cách chăm sóc trẻ khoa học ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả dứt điểm
1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu thường bùng phát ở trẻ khi thời tiết giao mùa, những nơi có nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm cao… Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do đây là bệnh truyền nhiễm thứ phát, do virus gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ bởi không chỉ gây bội nhiễm trên da, thủy đậu còn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn tâm thần, viêm phổi, viêm não… ở trẻ. Do vậy, cha mẹ cần chủ động phát hiện bệnh để đưa con đi khám cũng như điều trị kịp thời.
1.1. Triệu chứng bệnh thủy đậu
Thủy đậu ở trẻ có biểu hiện đặc trưng là các mụn nước li ti màu đỏ. Mụn nước ở trên da sẽ phân bố rải rác khắp toàn thân của trẻ cùng với các triệu chứng đặc trưng như sau:
– Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 2 tuần tới 16 ngày, thường không có triệu chứng rõ rệt hoặc không có triệu chứng.
– Giai đoạn khởi phát: Sau khi gặp điều kiện thuận lợi, mầm bệnh sẽ bùng phát ở trẻ với các triệu chứng ban đầu thường là sốt nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn, nổi hạch sau tai, viêm họng nhẹ… Các triệu chứng gần giống với bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp trên nên dễ bị nhầm lẫn.
– Giai đoạn phát bệnh: Triệu chứng bệnh ở trẻ sẽ rõ ràng hơn với đặc trưng là các mốt mụn nước li ti trên da. Mụn nước gây ngứa ngáy, có dịch mủ và khi vỡ ra sẽ đóng vảy. Đồng thời, các biểu hiện sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn ở trẻ… biểu hiện rõ ràng hơn.
– Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm, mụn nước không còn xuất hiện nhiều trên da, khô và đóng vảy. Trẻ cũng không cảm thấy ngứa ngáy do mụn nước, sức khỏe dần dần hồi phục.
Trẻ mắc thủy đậu sẽ xuất hiện mụn nước khắp toàn thân
1.2. Nguyên nhân gây thủy đậu
Thủy đậu là do tác nhân chính là Herpes Zoster virus gây ra. Loại virus này tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên, trong không khí nên có tốc độ lây nhiễm nhanh. Bệnh thường lây truyền qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với giọt bắn nước bọt, nước miếng của trẻ mắc bệnh. Trẻ chưa tiêm phòng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là khi tới nơi đông người như trường học, bệnh viện… và qua tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của trẻ khác như đồ chơi, quần áo, bát đũa, bình sữa…
Hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện, rất dễ bị virus tấn công nên đây là đối tượng có tỷ lệ mắc khá cao. Không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, trẻ mắc bệnh còn có nguy cơ bị viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não… nếu chủ quan hoặc chậm trễ trong điều trị.
Để bảo vệ trẻ đúng cách, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời để bác sĩ xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Virus Herpes Zoster là nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ
2. Các cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả
2.1. Nguyên tắc điều trị
Nếu trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm bởi việc phát hiện và điều trị khi trẻ mắc bệnh ở giai đoạn đầu sẽ giúp điều trị đạt hiệu quả hơn.
Hiện nay, bệnh thủy đậu ở trẻ chủ yếu được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc như:
– Thuốc kháng sinh
– Thuốc kháng viêm
– Thuốc kháng virus
– Thuốc hạ sốt
– Thuốc giảm đau
– Vitamin…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể được chỉ định thuốc tím, dung dịch xanh methylen… để sát khuẩn, giảm viêm các nốt thủy đậu khi bị vỡ ra.
Cha mẹ nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc cho trẻ của bác sĩ bởi việc điều chỉnh liều lượng có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm hoặc gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa thủy đậu dân gian cho trẻ, ý kiến của chuyên gia
Sử dụng thuốc là một trong những cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em thường được áp dụng hiện nay
2.2. Lưu ý chăm sóc trẻ
Trong quá trình điều trị, trẻ cần được chăm sóc đúng cách để nhanh hồi phục và khỏe mạnh. Do đó, cha mẹ cần:
– Nên cách ly trẻ ở nhà và để trẻ nghỉ ngơi nhiều trong giai đoạn mắc bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh cho các trẻ khác.
– Không để trẻ gãi hay sờ tay vào mụn nước để tránh làm vỡ và gây viêm nhiễm trên da.
– Cắt móng tay, chân và vệ sinh thân thể sạch sẽ để giảm thiểu các tác nhân gây bệnh trú ngụ trên da trẻ.
– Cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa, nếu trẻ chán ăn thì có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
– Cho trẻ uống đủ nước, có thể để trẻ uống sữa, nước trái cây bù đủ nước, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
– Mặc quần áo mềm, thoáng và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh cọ sát làm vỡ nốt phỏng nước trên da trẻ.
– Tắm nước ấm, sử dụng kem dưỡng làm dịu da khi có khuyến cáo của bác sĩ để giảm ngứa, giảm khó chịu cho trẻ.
– Theo dõi tình trạng trẻ liên tục, nếu thấy trẻ không thuyên giảm hoặc có các triệu chứng bất thường thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí.
3. Phòng ngừa thủy đậu ở trẻ
Chủ động trong việc phòng ngừa thủy đậu là một trong những cách giúp bảo vệ trẻ tối ưu. Các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số vấn đề sau để giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc thủy đậu:
– Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế khi trẻ tới tuổi. Trẻ đã tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp và tình trạng cũng sẽ nhẹ hơn so với trẻ chưa tiêm phòng.
– Hạn chế để trẻ tới những nơi tập trung đông người, nơi đang bùng phát dịch hoặc có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Nếu trẻ phải ra ngoài, hãy hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang và sát khuẩn tay sạch sẽ sau khi trở về nhà.
– Hạn chế để trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân của trẻ khác như cốc uống nước, khăn mặt, bát đũa, quần áo, đồ chơi…
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đủ nước… cho trẻ từ thực phẩm lành mạnh và tươi xanh.
– Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm để chủ động kiểm soát, phát hiện các bệnh lý ở trẻ từ sớm, giúp điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em
Chăm sóc trẻ đúng cách có thể ngăn ngừa mắc bệnh thủy đậu
Tóm lại, để chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em một cách hiệu quả và dứt điểm, việc kết hợp giữa chăm sóc y tế đúng cách và các biện pháp hỗ trợ tại nhà là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho bé, cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ, hãy luôn theo dõi tình trạng bệnh và kịp thời tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi cần thiết. Việc phòng ngừa và điều trị đúng cách không chỉ giúp bé nhanh chóng phục hồi mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh thủy đậu gây ra.