Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cách nhận biết sớm, điều trị đúng

Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và dễ gây biến chứng, thậm chí tử vong cho trẻ dưới 3 tuổi. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tốc độ lây lan nhanh. Từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8, 9 hàng năm là thời điểm dễ bùng dịch nhất. Bố mẹ cần nhận biết sớm và điều trị bệnh, tránh để trẻ gặp nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cách nhận biết sớm, điều trị đúng

1. Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân

Bệnh tay chân miệng tiếng anh là Hand – Foot – Mouth Disease – HFMD, rất phổ biến ở trẻ em (trên 90%).

Enterovirus là tác nhân chính gây nên bệnh này. Chúng được chia thành 4 nhóm là poliovirus, Coxsackie A virus (CA), Coxsackie B virus (CB) và Echovirus. Trong mỗi nhóm lại chia thành các chủng virus khác nhau. A16 và EV71 là hai chủng gây bệnh phổ biến nhất ở trẻ. Chúng có thể tồn tại tới 4 tuần trong môi trường tự nhiên. Ở nhiệt độ 60 độ C, Enterovirus bị tiêu diệt sau 15 phút.

Chúng lây truyền trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắt chứa virus phát tán ngoài không khí khi người bệnh ho, hắt hơi. Việc tiếp xúc với chất nôn hay phân trẻ cũng là nguyên nhân nhiễm virus.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cách nhận biết sớm, điều trị đúng

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Enterovirus gây ra 4 cấp độ tổn thương:

– Độ 1: Tổn thương da nhẹ, có thể chữa khỏi tại nhà theo đơn thuốc.

– Độ 2: Tổn thương da nặng kèm theo các bất thường liên quan đến thần kinh, tim mạch.

– Độ 3: Trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, kéo dài không hạ. Kèm theo đó là biến chứng nặng về thần kinh, hệ tim mạch và hô hấp.

– Độ 4: Trẻ bị sốc do bệnh tay chân miệng.

Nếu trẻ bị tay chân miệng mà không điều trị đúng cách từ sớm, bệnh dễ chuyển sang cấp độ 3 với các tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, em bé có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng như viêm não, viêm màng não, phù phổi, viêm cơ tim, trường hợp nặng có thể tử vong.

2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ nhận biết

Biểu hiện chính của bệnh là các nốt mụn nước ở vùng niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông. Tuy nhiên, không phải ngay khi nhiễm virus trẻ sẽ có triệu chứng.

Thông thường, thời gian ủ bệnh tay chân miệng sẽ kéo dài 3 – 7 ngày. Từ 1 – 2 ngày tiếp theo trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, bỏ ăn, tiêu chảy vài lần mỗi ngày và đau họng, mệt mỏi. Đây là giai đoạn khởi phát.

Sau đó, triệu chứng toàn phát trong 3 – 10 ngày với biểu hiện điển hình là:

– Loét ở miệng: Trong niêm mạc miệng, lợi và lưỡi có các vết loét hoặc phỏng nước bao viền đỏ, đường kính khoảng 2 – 3 mm. Tổn thương ở miệng khiến trẻ đau và tăng tiết nước bọt.

– Phát ban: Tại lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông có những nốt phát ban dạng nước nổi lên trong khoảng 1 tuần, sau đó để lại vết thâm. Một số trường hợp loét vết phỏng có thể bội nhiễm.

– Với những trường hợp có biểu hiện sốt cao và nôn, trẻ có nguy cơ bị biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp vào ngày thứ 2 – 5 kể từ khi có triệu chứng.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Nguyên nhân và điều trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cách nhận biết sớm, điều trị đúng

Nốt mụn nổi ở tay trẻ

Bố mẹ nên cảnh giác, nhận biết sớm triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ khi giao mùa. Khi trẻ có biểu hiện sốt, biếng ăn nên kiểm tra tay, chân, miệng, đầu gối… có dấu hiệu bệnh không. Tình trạng nổi mụn nước do bệnh tay chân miệng rất dễ nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, zona thần kinh hoặc Herpes simplex. Bố mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ xác định đúng bệnh.

3. Chẩn đoán và điều trị

3.1 Chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ

Khi cho trẻ đến thăm khám, bố mẹ cần nêu rõ một số thông tin về độ tuổi, tiền sử bệnh lý, thời gian phát hiện triệu chứng… Vì biểu hiện chính của bệnh khá tương đồng với triệu chứng của nhiều bệnh khác trẻ nhỏ hay gặp nên bác sĩ cần tiến hành một số xét nghiệm xác định chủng virus. Theo đó, trẻ được test nhanh EV71 hoặc xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử (RT-PCR) để kiểm tra ADN của virus. Mẫu xét nghiệm có thể là máu (dùng để kiểm tra phản ứng huyết thanh), dịch ngoáy họng, dịch tại nốt loét hoặc phân của trẻ.

Ngoài ra, trẻ còn được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ, các biểu hiện ở trong miệng và ngoài da.

Các chẩn đoán phân biệt nhằm loại trừ nguy cơ trẻ bị thủy đậu, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, sốt xuất huyết hay zona thần kinh…

3.2 Điều trị tay chân miệng ở trẻ

Cho đến nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh hay thuốc đặc trị tay chân miệng. Đây là bệnh do virus gây ra, vì vậy bác sĩ không sử dụng kháng sinh để điều trị. Hướng xử lý tốt nhất là cải thiện triệu chứng đã xuất hiện và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Theo đó:

– Nếu trẻ bị tay chân miệng mức 1, 2, nên dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, nước điện giải theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp thuốc bôi ngoài da theo đơn.

– Nếu bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc, điều trị tích cực.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cách nhận biết sớm, điều trị đúng

>>>>>Xem thêm: Cách chữa tay chân miệng hiệu quả cho trẻ

Cần cho trẻ tới bệnh viện chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị theo đơn thuốc

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc chữa trị tại nhà khi chưa thăm khám và được bác sĩ tư vấn.

4. Cách phòng bệnh tay chân miệng

Để phòng ngừa bệnh ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi, bố mẹ cần chú ý ngăn chặn nguồn lây qua tiếp xúc trực tiếp và đường tiêu hóa. Cần chú ý:

– Trong mùa dịch, nên hạn chế tiếp xúc với vùng có ổ dịch. Khi cho trẻ ra ngoài nên đeo khẩu trang và vệ sinh tay bé thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

– Vệ sinh nơi ở, khử trùng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thường xuyên.

– Nếu thấy biểu hiện của bệnh, nên cho trẻ đi viện khám ngay và cách ly trẻ tại nhà đủ 14 ngày, tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Khi cách ly trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên khi tiếp xúc với con. Đồng thời giữ vệ sinh nơi ở, cho trẻ ăn các món dễ nuốt, đủ dinh dưỡng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Kết luận: Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh tay chân miệng và điều trị đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm sức khỏe cho con. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và an toàn.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *