Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh lý tay chân miệng ở trẻ? Bé mắc tay chân miệng nên điều trị thế nào thì nhanh khỏi? Nếu phụ huynh cũng có chung thắc mắc trên về bệnh tay chân miệng ở trẻ thì đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp chi tiết nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở đối tượng trẻ em
Enterovirus 71 là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất (tới 90%) là xảy ra ở các bé dưới 5 tuổi. Triệu chứng điển hình khi mắc tay chân miệng là các mụn nước xuất hiện tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là do các virus đường ruột gây nên. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 (A16) và Enterovirus 71 (EV71) là 2 loại virus phổ biến nhất gây bệnh ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi mắc tay chân miệng do virus A16 thường chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, nguy cơ biến chứng thấp. Ngược lại, bệnh nhi mắc tay chân miệng do virus EV71 thường xuất hiện bệnh cảnh nặng, phải nhập viện điều trị vì tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao và ở mức độ nặng.
Thực tế, bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm. Đặc biệt, bệnh dễ bùng thành dịch vào khoảng tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ cần luôn nâng cao biện pháp bảo vệ và phòng bệnh cho trẻ.
2. 4 giai đoạn bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ mắc tay chân miệng sẽ phải trải qua 4 giai đoạn của bệnh. Càng ở các giai đoạn sau, triệu chứng của bệnh càng rõ ràng:
2.1. Giai đoạn 1: Ủ bệnh tay chân miệng
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày kể từ khi trẻ bị virus gây bệnh tay chân miệng tấn công. Hầu hết trẻ ở giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng đều chưa xuất hiện dấu hiệu gì bất thường nên rất khó có thể phát hiện bệnh.
2.2. Giai đoạn 2: Khởi phát bệnh tay chân miệng
Trẻ tay chân miệng ở giai đoạn khởi phát thường xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ
Trẻ mắc tay chân miệng bước vào giai đoạn khởi phát sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu ban đầu bao gồm:
– Sốt nhẹ từ 37,5 – 38,5 độ;
– Cơ thể mệt mỏi, đau họng, chán ăn và biếng ăn hơn bình thường;
– Một số trẻ có thể xuất hiện triệu chứng nôn hay tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Ở giai đoạn này, khi trẻ chỉ mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu, nếu trẻ được phụ huynh phát hiện và cho điều trị bệnh sớm thì bệnh rất nhanh khỏi, ngăn ngừa tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu kể trên đều không phải dấu hiệu điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác (cảm cúm, thủy đậu…) nên phụ huynh hãy cho bé đi khám để được xác định bệnh và điều trị đúng cách.
2.3. Giai đoạn 3: Toàn phát bệnh tay chân miệng
Tìm hiểu thêm: Viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị
Trẻ mắc tay chân miệng giai đoạn toàn phát các triệu chứng sẽ nhiều và rõ ràng hơn
Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày với những triệu chứng điển hình, rõ ràng hơn:
– Loét miệng: trẻ xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước có đường kính từ 2 – 3mm ở trong niêm mạc miệng, lưỡi, lợi…;
– Nổi nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm trên các vùng da: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông… Rất nhanh sau đó, các nốt ban sẽ tiến triển thành bóng nước chứa đầy dịch khiến trẻ đau nhức, khó chịu. Nếu để nốt ban vỡ ra thì sẽ khiến trẻ đau nhiều hơn, có thể để lại vết thâm nhưng khả năng bị bội nhiễm thấp;
– Sốt nhẹ, nôn nhiều hơn.
Ở giai đoạn này, trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được uống điều trị theo phác đồ của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2.4. Giai đoạn 4: Lui bệnh tay chân miệng
Khi đã vượt qua giai đoạn toàn phát, trẻ mắc tay chân miệng sớm hồi phục trong khoảng 3 – 5 ngày đó. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng dần giảm hẳn, bé dần ăn ngon miệng trở lại.
3. Cách điều trị và chăm sóc trẻ tay chân miệng hiệu quả tại nhà
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?
Trẻ mắc bệnh nên được đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp
Để điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ nhanh khỏi lại đảm bảo an toàn, phụ huynh nên cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện cách triệu chứng bất thường, nghi mắc bệnh. Tại các bệnh viện uy tín như CAREUP.VN, trẻ sẽ được các bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, cho tiến hành các kiểm tra cần thiết để xác định bệnh, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế kháng và tư vấn cách chăm sóc để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Với các trường hợp mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Việc phụ huynh cần làm là:
– Cho trẻ uống thuốc đúng thời gian và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ;
– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh nếu không được bác sĩ kê đơn. Bởi trẻ mắc tay chân miệng chỉ cần dùng thêm thuốc khác sinh khi có nhiễm trùng, bội nhiễm;
– Cho trẻ uống thêm thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao > 38,5 độ;
– Bổ sung cho trẻ tay chân miệng các bữa ăn có đầy đủ các 4 nhóm chất: chất đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nên ưu tiên chế biến dạng lỏng để bé dễ tiêu hóa hơn;
– Cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, hợp vệ sinh và đảm bảo bé được vệ sinh mỗi ngày, ngừa nhiễm trùng, biến chứng có thể xảy ra.
Ngoài ra khi chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà, phụ huynh hãy dành thời gian ở bên trẻ nhiều hơn. Trường hợp quan sát thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu cảnh báo, hãy đưa bé tới viện ngay:
– Trẻ sốt cao quá 48 tiếng nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt;
– Trẻ giật mình nhiều, khoảng 4-5 cái 1 đêm hoặc 2 – 3 cái chỉ trong 3 tiếng;
– Trẻ có bị run ngồi không vững, bước đi loạng choạng…
Lưu ý rằng, mắc tay chân miệng xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nếu không được bác sĩ hỗ trợ kịp thời thì sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: biến chứng thần kinh gây viêm não, viêm màng não…; biến chứng hô hấp và tim mạch gây tăng huyết áp, phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy hô hấp, suy tim… Nguy hiểm hơn, các biến chứng nặng trên có thể dẫn tới tử vong nhanh ở trẻ mắc tay chân miệng.
Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho bé. Bệnh thường do virus gây ra và lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh. Việc điều trị bao gồm việc duy trì vệ sinh tốt, theo dõi các triệu chứng, và chăm sóc hỗ trợ để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Sự quan tâm và chủ động của cha mẹ đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ trẻ khỏi những ảnh hưởng xấu của bệnh tay chân miệng.