Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ em: Cách nhận biết và xử lý sớm

Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ thường ít được để ý bởi nhiều ông bà, bố mẹ cảm thấy yên tâm khi con mập mạp, bụ bẫm. Trên thực tế, có rất nhiều bé đủ cân, thậm chí vượt cân tiêu chuẩn nhưng được chẩn đoán còi xương. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin giúp bố mẹ dễ phát hiện bệnh và điều trị sớm cho bé.

Bạn đang đọc: Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ em: Cách nhận biết và xử lý sớm

1. Nhận biết trẻ bị bệnh còi xương thể bụ

Thông thường trẻ bị bệnh còi xương sẽ đi kèm biểu hiện nhẹ cân. Tuy nhiên, ngày nay không ít trường hợp các bé bụ bẫm nhưng vẫn được chẩn đoán còi xương. Làm thế nào để phát hiện bệnh còi xương khi thân hình bé mập mạp? Cách tốt nhất là cho trẻ đi thăm khám lâm sàng để kiểm tra các chỉ số cơ thể.

Để xác định tình trạng còi xương ở trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các bất thường ở hộp sọ, xương chân, tay, ngực… Đồng thời làm một số xét nghiệm y khoa để kiểm tra độ biến dạng của xương, các chỉ số vitamin D, canxi, phospho trong cơ thể của bé. Những xét nghiệm phổ biến cần làm là: Chụp X-quang, sinh thiết xương và xét nghiệm máu, nước tiểu.

Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ em: Cách nhận biết và xử lý sớm

Trẻ bụ bẫm vẫn có nguy cơ bị bệnh còi xương, bố mẹ cần chú ý

Ngoài ra, bố mẹ có thể nghi ngờ trẻ bị còi xương thông qua các biểu hiện điển hình trên cơ thể. Cụ thể, bề ngoài của trẻ bị còi xương thể bụ cũng tương tự như bệnh nhân còi xương thông thường. Ngoài sự khác biệt về cân nặng thì trẻ còi xương thể bụ cũng có triệu chứng:

– Hay quấy khóc, khó vào giấc ngủ đêm, dễ tỉnh ban đêm.

– Dễ nôn trớ.

– Rụng tóc vành khăn (tóc rụng nhiều tạo thành vệt như vành khăn sau gáy).

– Cơ nhão, chân đi vòng kiềng.

– Trẻ hay ra mồ hôi trộm.

– Cân nặng của trẻ tăng đều nhưng chiều cao ít tăng.

– Trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng, khả năng cầm nắm, bật âm kém hơn trẻ bình thường.

– Trẻ dễ bị hỏng men răng, sâu răng.

2. Nguyên nhân trẻ bị bệnh còi xương thể bụ

Hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị còi xương sẽ giúp bố mẹ biết cách phòng và điều trị tốt nhất cho trẻ. Trẻ còi xương chủ yếu là do cơ thể thiếu vitamin D, canxi. Lúc này quá trình chuyển hóa canxi phospho bị rối loạn, làm xương bị tổn thương. Vậy những nguyên nhân nào khiến em bé bị thiếu vitamin D và canxi? Có ba yếu tố tác động chính:

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có kiêng tắm không?

Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ em: Cách nhận biết và xử lý sớm

Bố mẹ cần biết các nguyên nhân trẻ bị còi xương mà vẫn bụ bẫm

2.1. Mẹ kiêng khem sai cách khi mang thai, con còi xương

Canxi là một trong số các dưỡng chất rất cần thiết cho bà bầu. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung đủ canxi với hàm lượng 800mg/ngày trong 3 tháng đầu, 1000mg/ngày vào 3 tháng giữa và 1500mg/ngày vào 3 tháng cuối thai kỳ. Việc cung cấp đủ canxi cùng các dưỡng chất khác cho thai nhi bằng viên uống bổ sung hoặc thực phẩm tự nhiên sẽ giúp thai nhi phát triển tốt trong suốt thai kỳ. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, thai gặp tình trạng chậm tăng trưởng trong lòng tử cung. Khi sinh ra, trẻ cũng có nguy cơ bị bệnh còi xương cao hơn. Nếu mẹ bầu bổ sung quá nhiều chất nhưng không cân bằng dinh dưỡng, thai nhi có thể phát triển cân nặng nhiều nhưng không phát triển hệ xương tốt.

2.2. Kiêng cữ nhiều cho trẻ, bé bị còi xương

Ánh nắng mặt trời chính là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người lại bảo vệ trẻ sơ sinh trước sự tấn công của vi khuẩn bằng cách giữ trẻ ở trong nhà, không cho ra ngoài. Cách làm này không chỉ cản trở bé thích nghi với môi trường sống mà còn khiến trẻ ít có cơ hội tắm nắng, hấp thu vitamin.

Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn chưa đúng cách cũng làm tăng nguy cơ thiếu canxi ở trẻ, Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho con phát triển. Tuy nhiên hàm lượng canxi trong sữa mẹ lại không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ từ sau 1 tuổi. (Nồng độ canxi trong sữa mẹ chỉ từ 254 đến 306 mg / L, trong khi đó nhu cầu canxi của trẻ 1 – 3 tuổi là 700mg/ngày). Ở độ tuổi ăn dặm, dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày cũng tác động đến hàm lượng canxi được hấp thụ vào cơ thể.

2.3. Di truyền

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ bụ bẫm vẫn còi xương đó là do yếu tố di truyền. Đây là một rối loạn di truyền đặc trưng do khiếm khuyết hấp thu canxi ở ruột hoặc nhuyễn xương không đáp ứng với vitamin D. Bệnh được chẩn đoán dựa trên chỉ số phospho máu, phosphatase kiềm và 1,25-dihydroxyvitamin D3.

Ngoài ra, những trẻ sinh non, sinh vào mùa đông cũng có nguy cơ bị còi xương nhiều hơn trẻ sinh đủ ngày, sinh mùa hè.

Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ em: Cách nhận biết và xử lý sớm

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về viêm tai xương chũm ở trẻ em

Trẻ còi xương thể bụ có thể do di truyền

3. Cách xử lý khi trẻ bị bệnh còi xương

Trẻ bị còi xương thể bụ bị tổn thương hệ xương nặng hơn trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhiều. Bởi lẽ toàn bộ gánh nặng cơ thể sẽ đè lên khung xương non nớt của trẻ.

Bố mẹ cần:

– Cho trẻ đi khám dinh dưỡng để kiểm tra rõ tình trạng của trẻ và nhận tư vấn từ bác sĩ về chế độ ăn, vận động phù hợp.

– Dựa trên tư vấn của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn phù hợp với trẻ, giúp bổ sung canxi và các chất.

– Táo, bưởi, thanh long là những trái cây giàu canxi, ít làm tăng cân. Thịt nạc, cá, tôm, là nguồn cung cấp canxi thiết yếu nhưng ít năng lượng, tốt cho trẻ còi xương thể bụ.

– Trẻ bị còi xương nhưng bụ bẫm không nên ăn trái cây nhiều đường như mít, vải, nhãn.

– Đối với trẻ còi xương do di truyền, có thể xem xét điều trị bằng cách sử dụng phosphate kết hợp calcitriol.

– Bổ sung thêm vitamin D3 đường uống và tắm nắng cho trẻ từ 7 – 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều.

Trên đây là một số nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ bụ bẫm bố mẹ nên nhận biết từ sớm. Đừng chủ quan cho rằng trẻ bụ bẫm là phát triển bình thường. Khoa Dinh dưỡng, CAREUP.VN có đội ngũ bác sĩ trên 30 năm kinh nghiệm, đến từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cùng với trang thiết bị hiện đại, cao cấp sẽ giúp kiểm tra chính xác tình trạng dinh dưỡng và xử lý tốt nhất. Bố mẹ có thể đưa bé đến khám bất cứ ngày nào trong tuần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *