Phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác thèm ăn mặn hơn bình thường do nhiều nguyên nhân. Việc ăn mặn khi mang thai sẽ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu và tác động xấu đến em bé trong bụng. Vì vậy, các mẹ nên hết sức lưu ý về chế độ ăn uống trong thời gian thai nghén.
1. Có nên ăn mặn khi mang thai không?
Nhu cầu của một người hấp thụ muối natri là 1000-2000mg/ người. Tuy nhiên khi mang thai mẹ bầu có thể hấp thụ gấp đôi từ 2000-4000mg/ngày. Vì lúc này mẹ bầu thường thích ăn mặn hơn bình thường, nhưng không vì vậy mà mẹ có thể ăn thỏa thích được. Các mẹ nên ăn ở mức vừa phải, tránh dung nạp đồ mặn quá nhiều làm hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ăn mặn nhiều có tốt không và dễ mắc bệnh gì?
2. Nguyên nhân khiến các mẹ bầu thích ăn mặn trong thời gian thai kỳ
Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu thích ăn mặn trong thời gian thai kỳ cụ thể là:
- Do sự thay đổi về hormone dẫn đến cảm giác thèm ăn mặn bất thường ở mẹ bầu.
- Cơ thể thường có tình trạng ốm nghén và thiếu nước khi mang thai.
- Cơ thể dự trữ nhiều nước nên nhu cầu tiêu thụ muối cao.
- Thiếu muối do thói quen ăn nhạt trước kia của mẹ.
3. Ăn mặn khi mang thai gây ra tác hại gì cho mẹ và thai nhi?
Khi mang thai, mẹ bầu thèm ăn mặn hơn bình thường. Tuy nhiên, việc ăn mặn thường xuyên và quá lượng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Điển hình là một số bệnh như cơ thể phù nề, sưng tấy, huyết áp cao, nhiễm độc thai nghén, các bệnh về thận, dạ dày và tim mạch.
Ăn mặn thường xuyên sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi cho mẹ bầu.
Ngoài ra, ăn mặn khi mang thai còn làm giảm sức đề kháng gây viêm họng cho mẹ. Đặc biệt, cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước dẫn đến mệt mỏi. Do vậy, chế độ ăn mặn trong thời gian thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
4. Những cách để giảm bớt ăn mặn khi mang thai dành cho các mẹ
Mẹ bầu nên thay đổi từ từ thói quen ăn mặn bằng những cách sau đây. Vừa tốt cho cả mẹ, vừa an toàn cho cả sự hình thành và phát triển của thai nhi.
- Hạn chế ăn các món ăn mặn được chế biến sẵn.
- Mẹ bầu nên uống nhiều nước, đảm bảo từ 2-2,5l nước mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa kết hợp với rau củ quả để giảm cảm giác thèm mặn.
- Giảm bớt lượng muối trong chế biến món ăn.
- Sử dụng nước mắm giảm mặn tốt cho tim mạch.
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm lành mạnh như rau, củ, quả để giảm thiểu thói quen ăn mặn.
Ăn mặn khi mang thai gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ bầu và không tốt cho thai nhi. Do đó, các mẹ nên chú trọng vào một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm mặn và thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển ổn định của thai nhi.
>>> Nguồn tham khảo:
https://danhgianuocmam.com/an-man-khi-mang-thai-va-nhung-dieu-me-bau-can-biet-som.html