Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lưu hành trên toàn cầu. Biểu hiện nổi bật của nó ban đầu chỉ là những mụn nước phỏng rộp chứa dịch bên trong, nổi trên da. Thế nhưng biến chứng nguy hiểm mà bệnh để lại có thể rất đáng ngại, đặc biệt ở trẻ em. Nếu may mắn không bị tử vong, thì nhiều trường hợp sẽ bị di chứng thần kinh, nội tạng nặng nề.
Bạn đang đọc: Thủy đậu ở trẻ: Triệu chứng điển hình, biến chứng khôn lường
1. Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu là tình trạng nhiễm trùng ngoài da, có tính truyền nhiễm mạnh. Triệu chứng điển hình là mụn nước phồng rộp trên da, chứa dịch mủ bên trong gây ngứa ngáy. Bất kỳ ai chưa tiêm đủ vacxin ngừa bệnh hoặc chưa từng bị thủy đậu đều có nguy cơ mắc.
Khả năng lây lan của bệnh trên toàn cầu vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt, ở vùng khí hậu ôn đới, tỉ lệ trẻ mắc bệnh có thể lên đến 90%. Ở nước ta, theo thống kê năm 2016, Hội Y học Dự Phòng ghi nhận gần 22 nghìn ca. Sang năm 2017, con số này tăng 45,9%, chạm mốc 39 nghìn ca. Riêng 7 tháng đầu năm 2023, cả nước đã có hơn 4 nghìn ca mắc, phổ biến là các bé từ 2 – 8 tuổi.
Trẻ em bị thủy đậu
Thời tiết nóng ẩm từ cuối mùa mưa đến đầu mùa khô chính là điều kiện lý tưởng cho virus gây bệnh (Varicella Zoster) bùng phát mạnh trong cộng đồng. Loại virus này tồn tại kém ngoài cơ thể chúng ta. Nhưng nó lại lây lan cực nhanh chóng trong khoảng 48 giờ kể từ khi xâm nhập vào cơ thể người, trước khi xuất hiện nốt phát ban.
Con đường lây lan chủ yếu là giọt bắn từ miệng người bệnh khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Một số ít trường hợp tiếp xúc với dịch mủ trên da người bệnh cũng lây. Ngoài ra, thủy đậu còn truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh con và sau sinh.
Hãy cảnh giác khi phát hiện mụn nước phồng rộp trên da. Tốt nhất, nên tiêm đầy đủ vacxin phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.
2. Nhận biết bệnh thủy đậu
Thủy đậu diễn tiến theo 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có biểu hiện riêng biệt.
2.1 Giai đoạn ủ bệnh
Varicella Zoster virus (VZV) xâm nhập vào cơ thể thường ủ bệnh trong khoảng 14 – 17 ngày. Tùy vào khả năng miễn dịch và mức độ tấn công của virus mà biểu hiện bệnh xuất hiện nhanh hay chậm.
Trong thời gian ủ bệnh, virus sẽ nhân lên nhanh chóng và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Đa phần người bệnh không phát hiện dấu hiệu gì lúc này. Một số người (thường là người lớn) có biểu hiện khá giống với cảm cúm, đó là mệt mỏi và sốt nhẹ, đau đầu, chán ăn.
2.2 Giai đoạn phát bệnh thủy đậu
Lúc này các vùng da bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Tại lưng, ngực, bụng và mặt có những nốt phát ban sưng đỏ, dần gồ lên thành nốt sần, sờ hơi rát, lộm cộm.
Trong vòng 1 ngày đầu, nó nhanh chóng phát triển thành mụn nước, bên trong có dịch màu trắng trong. Dịch viêm bên trong dần hóa mủ làm nốt mụn căng tức, tăng kích thước lên 5 – 10mm, bao quanh bằng viền đỏ. Các nốt mụn này mọc không đồng thời và hình thành qua nhiều đợt. Nó kéo theo tình trạng mệt mỏi, đau ê ẩm mình mẩy, nhức xương, cơ, chán ăn, mất ngủ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ
Bên trong nốt mụn chứa dịch mủ
2.3 Giai đoạn phục hồi và nguy cơ bội nhiễm
Khoảng 1 tuần sau khi có biểu hiện, mụn nước thoái triển, để lại tổn thương hình tròn,lõm ở giữa và đóng vảy phía trên. Lớp vảy này khô dần, sau đó bong ra và để lại sẹo lõm nông về sau.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách, diễn tiến của bệnh sẽ nặng trở lại. Nốt mụn tiếp tục mọc nhiều hơn và dày đặc khắp bề mặt da, lan rộng toàn thân. Chúng còn lan vào vùng niêm mạc họng, thanh quan, niêm mạc mắt, vùng kín và trong miệng. Lúc này người bệnh có thể sốt cao trên 39 độ C, đau cơ, nhức đầu và suy kiệt thể lực.
3. Biến chứng nguy hiểm
3.1 Biến chứng không nên coi nhẹ
Thủy đậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường không nên coi nhẹ.
– Zona thần kinh: Biến chứng này xảy ra ở bệnh nhân nhiễm VZV tái phát sau nhiều năm khu trú trong cơ thể. Biểu hiện chính là cơn đau dữ dội làm viêm dây thần kinh vận động quanh vùng da phát ban, có thể kèm theo tình trạng khô mắt, loét giác mạc, đau tai. Trường hợp bị nặng, nhiều trẻ có thể bị mù lòa.
– Nhiễm trùng vết thương: Tại vùng da tổn thương do mụn có tình trạng lở loét. Nếu bị liên cầu khuẩn (Streptococcus pyogenes) hoặc tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tấn công vào vết thương trên vùng da bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng, nhiều khả năng phải nhập viện. Bác sĩ Allan và cộng sự đã từng nghiên cứu mối quan hệ giữa liên cầu khuẩn và thủy đậu. Ông cho biết, có đến 50% trẻ bị bệnh này có nguy cơ bội nhiễm do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.
3.2 Biến chứng đe dọa tính mạng của thủy đậu
Nhiều trường hợp trẻ nhỏ và cả người lớn bị biến chứng do bệnh có thể dẫn đến tử vong. Hãy cẩn trọng với những diễn tiến nguy hiểm sau:
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: bé bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Hãy tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ từ sớm
– Ảnh hưởng não bộ: Xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi với tỷ lệ khoảng 1/4000. Các hiện tượng chính là ức chế điều hòa tiểu não, viêm màng não, viêm não. Trong đó viêm màng não có thể đe dọa đến tính mạng.
– Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng diễn ra rất nhanh, cực kỳ nguy hiểm. Virus gây bệnh xâm nhập theo đường máu làm tổn thương mô, suy tạng, gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng huyết có thể lên đến 1,29%.
– Hội chứng Reye: Người bệnh gặp biến chứng này có biểu hiện sưng tấy gan, não co giật làm mất ý thức, có nguy cơ tử vong.
– Viêm phổi: Đây là biến chứng xảy ra chủ yếu ở người lớn, vào ngày thứ 3 – 5. Bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, phù phổi, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Ở phụ nữ mang thai, virus VZV có khả năng tác động đến thai gây dị tật thai nhi, sinh non, lưu thai. Có những trường hợp trẻ sơ sinh mới sinh tử vong do lây nhiễm.
“Kết luận: Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh thủy đậu và hiểu rõ các biến chứng có thể xảy ra là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Nắm vững thông tin về triệu chứng điển hình và biến chứng tiềm ẩn giúp bố mẹ có thể hành động kịp thời và hiệu quả, giảm nguy cơ các vấn đề nghiêm trọng. Hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.”