Chứng táo bón ở trẻ có thể được khắc phục dễ dàng khi áp dụng cách điều trị đúng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh do chưa hiểu chính xác và đầy đủ về chứng táo bón đã gây ra những sai lầm trong điều trị cho con. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về 4 sai lầm phụ huynh thường hay mắc khi điều trị cho bé bị táo bón nhé.
Bạn đang đọc: 4 Sai lầm phụ huynh hay mắc khi điều trị cho bé bị táo bón
1. Trẻ bị táo bón ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Trẻ em khi bị táo bón cơ thể sẽ mệt mỏi, khó chịu nhiều, ảnh hưởng cả sức khỏe và tinh thần
Táo bón là một trong vấn đề thường gặp ở trẻ, không quá nguy hiểm, có thể được điều trị thông qua các biện pháp đơn giản như: thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, uống thuốc điều trị… Tuy nhiên, nếu phụ huynh chủ quan, không cho con điều trị kịp thời thì vấn đề này sẽ trở nên nan giải, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ:
– Trẻ bị táo bón luôn trong tâm trạng sợ, thấp thỏm mỗi lần đi đại tiện, bởi bé rất muốn đẩy phân ra ngoài nhưng điều này lại rất khó khăn. Hơn thế, mỗi lần đi đại tiện bé đều phải trải qua cảm giác mệt mỏi, đau vì phải gắng sức rặn đẩy phân ra ngoài.
– Trẻ có thể bị nứt hậu môn nếu tình trạng táo bón kéo dài, trẻ thường xuyên phải rặn mỗi khi đi nặng.
– Trẻ tăng nguy cơ bị biến chứng trĩ nội, trĩ ngoại nếu chứng táo bón không được điều trị cẩn thận, hay tái lại nhiều lần.
2. 4 sai lầm trong điều trị cho bé bị táo bón các phụ huynh hay mắc phải
2.1. Bổ sung chất xơ sai cách cho bé bị táo bón
Bổ sung chất xơ là một trong những điều cần thiết để giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón. Lý do là vì chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột và giúp tăng cường sự di chuyển của phân. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ đã lạm dụng cách này, bổ sung chất xơ thông qua thực phẩm, thuốc uống một cách quá mức với mong muốn vấn đề của con sẽ sớm được cải thiện. Hệ quả của việc bổ sung chất xơ quá bừa bãi có thể gây tác dụng ngược lại, tăng nặng vấn đề táo bón trẻ đang gặp phải.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ và những điều bố mẹ cần biết
Không nên bổ sung quá nhiều chất xơ cho trẻ bị táo bón
Cụ thể, nếu trẻ bỗng nhiên được bổ sung một lượng lớn chất xơ, cơ thể có thể phản ứng bằng cách tăng cường hấp thụ nước từ đường ruột, làm cho phân trở nên khô và cứng hơn. Khi bổ sung chất xơ cho trẻ, phụ huynh cũng nên ưu tiên chất xơ hòa tan để giúp bôi trơn, con dễ đi phân hơn. Trường hợp bổ sung nhiều chất xơ không hòa tan thì có thể khiến phân bị ùn ứ, tình trạng táo bón của con thêm nặng hơn.
2.2. Tùy tiện cho bé bị táo bón dùng men tiêu hóa, men vi sinh
Trẻ táo bón có thể cho uống men vi sinh để khắc phục là suy nghĩ sai lầm của không ít phụ huynh. Bởi theo chuyên gia, không phải trường hợp nào trẻ táo bón cũng cần uống men vi sinh để điều trị.
Thực tế, men vi sinh chỉ là một phần trong phác đồ điều trị bệnh táo bón cho trẻ. Muốn điều trị táo bón trẻ cần được điều trị theo phác đồ đầy đủ và phù hợp. Hơn thế, men vi sinh, men tiêu hóa thường chỉ được dùng trong trường hợp trẻ táo bón thiếu men do các tuyến tiêu hóa bị giảm khả năng tiết dịch, bé bị các bệnh bẩm sinh về đường ruột. Trường hợp phụ huynh tự ý cho trẻ dùng men một cách tùy tiện có thể khiến trẻ gặp nhiều hệ lụy khôn lường như: tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm hoạt động, giảm bài tiết…
>>>>>Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Mọi thuốc trẻ táo bón uống đều cần được chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn
2.3. Lạm dụng thuốc nhuận tràng để trị táo bón cho trẻ
Thuốc nhuận tràng là sản phẩm có tác dụng kích thích nhu động ruột, điều hòa nhanh tình trạng vận chuyển phân bên trong ruột của trẻ, hỗ trợ bé táo bón đi phân dễ dàng hơn. Chính bởi điều này, nhiều phụ huynh đã tự ý mua thuốc nhuận tràng cho con mỗi khi bé bị táo bón. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng trong điều trị táo bón cho trẻ, phụ huynh cần hết sức lưu ý.
Từ thực tế sử dụng cho thấy, các thuốc nhuận tràng chỉ cho tác dụng ngắn hạn ngắn hạn và chỉ nên sử dụng trong 3-4 ngày. Trường hợp phụ huynh cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng trong nhiều ngày có thể gây ảnh hưởng xấu đến màng nhày ruột của trẻ. Bên cạnh đó, điều này cũng có thể khiến bé táo bón bị lệ thuộc thuốc, nhu động ruột hoạt động kém, tần suất táo bón nhiều hơn và nặng hơn…
2.4. Phụ huynh không kiên trì điều trị táo bón triệt để cho con
Theo thông tin của Thư viện Y khoa Hoa kỳ, chỉ có khoảng 50% trẻ em hay bị táo bón lặp lại, trong thời gian kéo dài được điều trị triệt để. Nguyên nhân là vì phụ huynh không đủ kiên trì chăm sóc, hỗ trợ điều trị táo bón cho con.
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện về cả chức năng lẫn cấu trúc. Chính điều này khiến trẻ rất hay gặp những vấn đề về tiêu hóa, trong đó có cả táo bón. Để điều trị triệt để chứng táo bón, ngoài việc cho trẻ uống thuốc đầy đủ, phụ huynh cần phải cải thiện cả chế độ ăn cho con khoa học hơn. Cách này cần được thực hiện cẩn thận và kiên trì để chứng táo bón của trẻ không bị tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng thêm một số cách để hỗ trợ điều trị chứng táo bón cho trẻ như:
– Khuyến khích con tăng cường vận động bằng cách tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời hay tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Mục đích giúp cơ thể trẻ thêm khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.
– Thiết lập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào đúng khung giờ mỗi ngày, nên ưu tiên vào buổi sáng khi trẻ vừa mới ngủ dậy. Cách này giúp trẻ có thể đi vệ sinh đều đặn và hạn chế táo bón.
“Kết luận: Tránh những sai lầm phổ biến khi điều trị táo bón cho trẻ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị. Bố mẹ cần nắm rõ những vấn đề thường gặp và điều chỉnh phương pháp chăm sóc sao cho phù hợp với nhu cầu của trẻ. Thực hiện đúng cách, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Đừng quên theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị để mang lại kết quả tốt nhất cho con em mình.”