Bên cạnh viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa cũng là một vấn đề trẻ dễ mắc trong 5 năm đầu đời. Điều trị rối loạn tiêu hóa phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ thông tin về nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Nguyên nhân và điều trị
1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là một khái niệm tổng quát, được sử dụng để chỉ mọi vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa có thể thay đổi tùy nguyên nhân cụ thể và đặc điểm của từng trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu chung mà trẻ thường gặp khi có vấn đề về tiêu hóa:
– Đau bụng: Cụ thể là đau ở khu vực bụng dưới
– Buồn nôn và nôn
– Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng từ 3 lần một ngày
– Táo bón: Giảm tần suất đại tiện, phân cứng và đại tiện không hết phân
– Chướng bụng: Bụng chướng do tích tụ khí trong ruột
– Mệt mỏi: Rối loạn tiêu hóa gây mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều để xử lý thức ăn
Rối loạn tiêu hóa gây mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều để xử lý thức ăn.
– Trọng lượng thay đổi: Giảm cân đột ngột hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân
– Hôi miệng: Hôi miệng có thể là một dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là khi nó xuất hiện cùng với các triệu chứng khác.
2. Tổng hợp nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ rối loạn tiêu hóa:
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm giàu chất béo, đường; thực phẩm ít chất xơ; thực phẩm chứa nhiều gia vị… đều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
– Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
– Dị ứng và không dung nạp thức ăn: Một số thành phần trong thức ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn.
– Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng đường ruột.
– Một số bệnh lý mạn tính: Bệnh tiểu đường, bệnh lý gan hoặc bệnh lý thận cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
– Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng… làm thay đổi cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
– Tình trạng tâm lý: Căng thẳng, lo lắng và trạng thái tâm lý không ổn định có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách
Chức năng tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng bởi trạng thái tâm lý không ổn định.
3. Sự nguy hiểm của tình trạng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, mệt mỏi…. có thể gây ra nhiều vấn đề phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Mặc dù không phải tất cả các ảnh hưởng đều nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, một số tình trạng rối loạn tiêu hóa vẫn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Dưới đây là một số nguy hiểm mà rối loạn tiêu hóa có thể mang lại:
– Thiếu hụt dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến tình trạng trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
– Thiếu nước và mất muối: Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và muối, gây ra tình trạng thiếu nước và mất muối, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ.
– Nhiễm trùng: Rối loạn tiêu hóa làm tăng nguy cơ trẻ nhiễm trùng đường ruột và các cơ quan lân cận.
– Suy thận: Thiếu nước và mất muối số lượng lớn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy thận.
– Tăng nguy cơ ung thư đường ruột ở tuổi trưởng thành: Rối loạn tiêu hóa có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột, đặc biệt là khi tình trạng này liên quan đến hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD).
4. Hướng dẫn điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn các hệ lụy tai hại của rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa đã được liệt kê trong mục 1 của bài viết, bố mẹ cho trẻ thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt, để trẻ được chẩn đoán xác định và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị rối loạn tiêu hóa phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một số phương pháp điều trị chung tình trạng rối loạn tiêu hóa bố mẹ có thể tham khảo:
4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
– Tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng để cải thiện và dự phòng tình trạng táo bón.
– Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường và thực phẩm chứa nhiều gia vị để giảm đau bụng và tiêu chảy.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cải thiện và dự phòng tình trạng táo bón bằng cách tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng.
4.2. Bổ sung đầy đủ nước
– Uống đủ 1.5 – 2l nước mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng thiếu nước và mất muối.
– Hạn chế hoạt động thể chất.
4.3. Loại bỏ thức ăn gây dị ứng và/hoặc thức ăn không dung nạp
Nếu dị ứng và/hoặc không dung nạp thức ăn là nguyên nhân, loại bỏ chúng khỏi chế độ dinh dưỡng có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
4.4. Sử dụng thuốc
– Để điều trị tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy: Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc chống tiêu chảy dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Để giảm triệu đau bụng: Dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày. Thuốc này cũng cần dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
4.5. Điều trị các bệnh lý liên quan
Nếu rối loạn tiêu hóa xuất phát từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay từ các bệnh tiểu đường, bệnh lý gan, bệnh lý thận… trẻ cần được điều trị dứt điểm các bệnh lý nguyên nhân này. Trong trường hợp bệnh lý nguyên nhân không thể điều trị dứt điểm, chúng cũng phải được kiểm soát chặt chẽ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là vấn đề thường gặp nhưng có thể được điều trị hiệu quả nếu cha mẹ nắm rõ nguyên nhân và cách chăm sóc phù hợp. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của con và liên hệ với chuyên gia y tế để được hướng dẫn cụ thể trong việc điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.