Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ mắc tay chân miệng sẽ dần xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Đây cũng chính là những dấu hiệu nhận để phụ huynh phát hiện sớm bệnh ở trẻ, chủ động điều trị và hạn chế tối đa mức độ lây lan bệnh cho cộng đồng. Chi tiết các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em, mời quý phụ huynh và các độc giả xem ngay trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

1. Các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em phổ biến

Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ tay chân miệng ở giai đoạn đầu có thể xuất hiện các nốt ban hồng ở lòng bàn tay và lòng bàn chân

Trẻ mắc tay chân miệng là do nhiễm phải virus nhóm virus đường ruột. Trong đó, 2 “thủ phạm” gây bệnh điển hình nhất chính là virus Coxsackievirus A16 (A16) và Enterovirus 71 (EV71).

Các virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ có đặc điểm chung là sở hữu khả năng phát tán, lây lan rất nhanh. Bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua phân, qua nước bọt hoặc qua hành động trẻ đưa bàn tay có dính virus gây bệnh lên miệng.

Thông thường, trẻ bị virus gây bệnh xâm nhập và tấn công sẽ ủ bệnh khoảng 3-7 ngày. Sau đó, mới dần xuất hiện những triệu chứng phát bệnh ban đầu:

– Trẻ sốt nhẹ và có các triệu chứng giống như bị cúm: mệt mỏi, uể oải, đau họng…;

– Trẻ xuất hiện những vết chấm đỏ nhỏ ở phía sau miệng, dần phồng rộp, gây cảm giác khó chịu và đau. Đây cũng chính là tiền thân của những vết loét, lở miệng trẻ sẽ gặp phải vào vài ngày sau đó;

– Trẻ ăn uống kém hơn, nước dãi chảy nhiều hơn bình thường;

– Trẻ có thể xuất hiện các nốt ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, sau mông hoặc ở vùng sinh dục…

Dựa vào những dấu hiệu ban đầu kể trên, các phụ huynh có thể phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ, cho bé điều trị kịp thời và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ có thể gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ đều không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác ở trẻ, như cảm cúm, thủy đậu…

Vậy nên, ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc tay chân miệng, phụ huynh nên cho con tới cơ sở y tế uy tín như CAREUP.VN để được bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm khám và xác định bệnh. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh chóng khỏi hơn.

2. Các dấu hiệu cảnh báo trẻ tay chân miệng cần nhập viện ngay

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ tay chân miệng sốt cao kéo dài và nôn nhiều là dấu hiệu cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Tay chân miệng ở trẻ là một bệnh lý nhiễm trùng lành tính, vì thế hầu hết trường hợp đều có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Song với những trường hợp trẻ mắc tay chân miệng do EV71 – virus thường gây bệnh cảnh nặng, dễ biến chứng nguy hiểm, hoặc có xuất hiện dấu hiệu cảnh báo thì sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm ở trẻ tay chân miệng bao gồm:

– Trẻ quấy khóc dai dẳng, rất khó dỗ, thậm chí bó bé quấy khóc cả đêm, cứ ngủ được 15 – 20 phút lại dậy quấy khóc;

– Trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên và kéo dài tới 48 tiếng không hạ và không đáp ứng thuốc hạ sốt;

– Trẻ có biểu hiện giật mình, trong vòng 1 đêm giật mình 4 – 5 cái hay trong vòng 30 phút mà giật mình 2 cái;

– Trẻ run tay, chân, có biểu hiện ngồi không vững, đi đứng loạng choạng;

– Trẻ có biểu hiện khó thở, cánh mũi phập phồng, co rút cơ hô hấp ở mũi…

Nếu quan sát thấy trẻ mắc tay chân miệng có bất kì triệu chứng nào kể trên, phụ huynh cần phải đưa con tới viện ngay để bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm sức khỏe.

3. Các biến chứng trẻ mắc tay chân miệng có thể gặp phải

Trẻ mắc tay chân miệng xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất có thể gây tử vong. Dưới đây là những biến chứng nặng thường gặp ở trẻ mắc tay chân miệng:

– Biến chứng thần kinh với các bệnh điển hình thường gặp như: viêm não, viêm màng não, viêm thân não, viêm tủy não, yếu và liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não, hôn mê sâu kéo theo suy hô hấp, suy tuần hoàn và gây tử vong.

– Biến chứng hô hấp và tim mạch như: viêm cơ tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, suy tim và trụy tim mạch gây hệ quả tử vong nhanh.

– Biến chứng đối với thai kỳ: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu mắc tay chân miệng có thể gây hệ quả xảy thai, dù nguy cơ này thấp và hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu mẹ bầu có thể vượt qua bệnh thì em bé sau sinh khi mắc bệnh này thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ.

4. Cách chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà an toàn và hiệu quả

Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ, tránh biến chứng

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được đi khám để được bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp

Khi được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, ngoài chú ý cho bé uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, phụ huynh cũng cần có chế độ chăm sóc cẩn thận, phù hợp. Mục đích để giúp cơ thể trẻ tay chân miệng nhanh hồi phục, rút ngắn tối đa thời gian điều trị bệnh.

4.1. Đảm bảo cách ly cho trẻ mắc tay chân miệng

Trẻ mắc tay chân miệng cần thực hiện cách ly để tránh lây bệnh cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Cụ thể hơn, phụ huynh cần cho trẻ mắc tay chân miệng nghỉ học từ 10 – 14 ngày (tính từ thời điểm phát bệnh) ở nhà để điều trị cho khỏi bệnh. Phụ huynh cũng cần thông báo cho nhà trường để thầy cô có biện pháp theo dõi, giám sát kịp thời.

Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, người lớn khi chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để hạn chế tối đa khả năng bị lây nhiễm bệnh. Trường hợp nhà có nhiều trẻ, phụ huynh hãy cho bé bị bệnh ở phòng riêng, tốt nhất không tiếp xúc với các bé còn lại cho tới khi khỏi hẳn bệnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị lây bệnh.

4.2. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất

Kiêng ăn uống quá mức cho trẻ mắc tay chân miệng là điều không cần thiết, thậm chí còn khiến bé bị thiếu chất, lâu khỏi bệnh hơn. Phụ huynh chỉ nên tránh cho bé ăn những được khuyến cáo bởi bác sĩ, các thức ăn quá cứng hay quá nóng gây tổn thương vùng miệng bị loét của bé.

Trẻ mắc tay chân miệng nên được ăn những món ăn lỏng (cháo, súp) dễ tiêu. Mỗi bữa ăn của trẻ nên được cân bằng đầy đủ cả 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

4.3. Vệ sinh đúng cách cho bé mắc tay chân miệng

Trong thời gian mắc tay chân miệng, trẻ vẫn cần được tắm và vệ sinh sạch sẽ để ngừa biến chứng viêm nhiễm xảy ra. Tuy nhiên, phụ huynh hãy cho trẻ tắm trong phòng kín gió để đảm bảo an toàn.

Nhận biết sớm dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em là bước quan trọng để can thiệp kịp thời và bảo vệ sức khỏe của bé. Các triệu chứng như sốt, phát ban, và loét miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Cha mẹ nên chú ý quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng nghi ngờ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp là rất cần thiết. Sự chủ động và nhanh nhạy trong việc nhận diện bệnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *