Giải đáp 4 thắc mắc phổ biến về sốt xuất huyết ở trẻ

Năm 2023, bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết xuất hiện muộn hơn mọi năm. Từ tháng 7, các ca sốt xuất huyết tăng mạnh. Trong đó, đã xuất hiện một số bệnh nhân diễn biến nặng, với các biểu hiện nhiễm trùng máu, suy đa tạng cần can thiệp khẩn trương. Trong bài viết này, CAREUP.VN xin giải đáp 4 thắc mắc thường gặp của bố mẹ về sốt xuất huyết ở trẻ.

Bạn đang đọc: Giải đáp 4 thắc mắc phổ biến về sốt xuất huyết ở trẻ

Là một bệnh truyền nhiễm không xa lạ nhưng khi trẻ mắc sốt xuất huyết, nhiều phụ huynh vẫn lúng túng và quay cuồng với nhiều băn khoăn, thắc mắc trong chăm sóc, hỗ trợ trẻ phục hồi. Trong đó, có thể nói những băn khoăn sau là những băn khoăn phổ biến nhất: Trẻ sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Trẻ sốt xuất huyết tắm được không? Trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì? Trẻ sốt xuất huyết có mắc lại không? Nếu đây cũng là thắc mắc của bố mẹ, đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây.

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn hồi phục. Trong đó:

– Giai đoạn sốt: Thường kéo dài trong khoảng 3 ngày. Lúc này, trẻ thường sốt cao từ 40 độ C; đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp; buồn nôn và nôn; nổi hạch; phát ban. Giai đoạn sốt chưa phải là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Trẻ sốt xuất huyết giai đoạn này có thể điều trị ngoại trú dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Khi có những dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện, điều trị nội trú.

Giải đáp 4 thắc mắc phổ biến về sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ thường sốt cao từ 40 độ đột ngột, liên tục ở giai đoạn sốt.

– Giai đoạn nguy hiểm: Là giai đoạn sau của giai đoạn sốt, thường kéo dài 4 ngày. Lúc này, trẻ sốt giảm nhưng đau bụng dữ dội, xuất huyết (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu máu, đi ngoài phân đen hoặc phân máu,…), vật vã, lơ mơ, li bì,… Ở giai đoạn này, trẻ có thể có chỉ định điều trị nội trú.

– Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn nguy hiểm là giai đoạn hồi phục. Giai đoạn hồi phục có thể kéo dài 1 tuần.

Như vậy, về cơ bản, các triệu chứng sốt xuất huyết sẽ thuyên giảm sau 1 tuần và sau 2 tuần, sốt xuất huyết sẽ biến mất hoàn toàn.

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ sốt xuất huyết tắm được không?

Trẻ sốt xuất huyết nên hạn chế tắm vì khi tắm, cơ thể khó có thể được giữ ấm mà khi sốt xuất huyết nói riêng và sốt nói chung, cần tránh cho cơ thể trẻ nhiễm lạnh.

Trong những ngày đầu sốt xuất huyết, bố mẹ thường không tắm cho trẻ. Khi sốt giảm, bố mẹ chủ quan. Đây có thể là lúc bố mẹ cho trẻ tắm. Tuy nhiên, khi sốt giảm mới là lúc sốt xuất huyết diễn biến đến giai đoạn nguy hiểm. Khi ấy, tiểu cầu giảm, các rối loạn vận mạch xuất hiện có thể khiến trẻ choáng, ngất. Nếu tắm ở thời điểm đó và phát sinh va chạm và chảy máu, máu rất khó cầm, làm sốt xuất huyết trở nặng.

Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm cho trẻ không?

Giải đáp 4 thắc mắc phổ biến về sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ sốt xuất huyết nên hạn chế tắm vì khi tắm, cơ thể khó có thể được giữ ấm.

3. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bố mẹ nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn những thực phẩm sau:

– Thực phẩm chứa tinh bột như gạo, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, khoai môn,…

– Thực phẩm chứa đạm như thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, cá,…); trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, bơ, phô mai,…).

– Thực phẩm chứa Vitamin và khoáng chất như rau (các loại rau cải, cà rốt, rau diếp cá,…), trái cây (cam, quýt, chanh, ổi, táo, lê, mận, đào, đu đủ, dưa hấu, chuối, xoài, lựu,…), gia vị (nghệ, gừng, tỏi, quế, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu,…), các loại hạt.

– Thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, phomai kefir, kombucha và đậu nành.

Những thực phẩm trên phải được chế biến theo nguyên tắc 3L – Lỏng, lạt, lạnh. Thức ăn lỏng đặc biệt tốt cho trẻ sốt xuất huyết bởi chúng không chỉ dễ ăn mà còn chứa nước, không làm tổn thương niêm mạc miệng, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, khiến trẻ sợ hãi.

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước để dự phòng tình trạng mất nước, trụy mạch. Nước trẻ nên uống khi bị sốt xuất huyết là dung dịch Oresol, nước trái cây giàu Vitamin C, nước lọc.

Giải đáp 4 thắc mắc phổ biến về sốt xuất huyết ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị thủy đậu: Top 4+ câu hỏi bố mẹ nên quan tâm nhiều nhất

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ nên uống dung dịch Oresol, nước trái cây giàu Vitamin C, nước lọc.

4. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ sốt xuất huyết có mắc lại không?

Có 4 type huyết thanh gây sốt xuất huyết là DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4. Trẻ nhiễm 1 type chỉ có miễn dịch với type đó, không có miễn dịch chéo sang type khác. Chính vì vậy, trẻ đã mắc sốt xuất huyết vẫn có thể tái mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính này, tối đa 3 lần nữa, nếu bị đốt bởi muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus nhiễm các type virus Dengue khác type mà trẻ đã có miễn dịch.

Việc hiểu rõ về sốt xuất huyết ở trẻ thông qua giải đáp các thắc mắc phổ biến là rất quan trọng để đảm bảo chăm sóc và điều trị đúng cách. Các câu hỏi như nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho con. Hãy luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, theo dõi sát sao triệu chứng và không chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Trang bị đầy đủ kiến thức về sốt xuất huyết sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả và kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *