Nắm được cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh chuẩn khoa học sẽ giúp trẻ nhanh khỏi và tránh được các biến chứng về sau. Vậy ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm lạnh? Tìm hiểu ngay qua bài viết này với Thu Cúc nhé.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh chuẩn khoa học?
1. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và có dấu hiệu gần giống với cảm cúm. Trẻ có sức đề kháng khỏe khi bị cảm lạnh ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi. Nhưng nếu ba mẹ thấy tình trạng của bé không thuyên giảm thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Trẻ sổ mũi thường xuyên khi bị cảm lạnh
Ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu của bệnh cảm lạnh như sau:
– Chảy nước mũi thường xuyên
– Hắt hơi liên tục, thậm chí chảy nước mắt
– Trẻ ho nhiều, họng đau rát
– Mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn
– Có thể sốt nhẹ khoảng 38,5 độ C hoặc không sốt
– Chán ăn, buồn nôn
– Tiêu chảy
Đôi khi chủ quan ba mẹ khó mà phát hiện trẻ đã bị cảm lạnh. Bởi vậy ba mẹ nên chú ý những thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh ở trẻ
Cảm lạnh thông thường ở trẻ có thể tự khỏi nếu tình trạng nhẹ. Nhưng nếu bệnh trở nặng và không được phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Những biến chứng phổ biến của bệnh cảm lạnh ở trẻ gồm:
– Viêm họng: Đây là tình trạng trẻ bị cảm lạnh lâu ngày không khỏi dẫn đến triệu chứng như: rát họng, sưng họng, viêm amidan, nổi nốt đỏ ở họng…
– Viêm tai giữa: Những tình trạng như mũi kích ứng, chảy nước mũi có thể gây phù nề mũi họng và vòi nhĩ. Để lâu có thể dẫn tới trẻ bị viêm tai giữa.
– Viêm xoang: Cảm lạnh gây chảy nước mũi và có thể làm tắc nghẽn xoang mũi của bé. Điều này tạo điều kiện cho virus sinh sôi, phát triển dẫn đến viêm xoang hay nhiễm trùng xoang mũi.
– Viêm phổi: Các biểu hiện như sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi… có thể là dấu hiệu biến chứng gây viêm phổi ở trẻ. Ba mẹ thấy những biểu hiện này hãy đưa con đi khám ngay.
– Hen suyễn: Những triệu chứng như khó thở, thở khò khè, tức ngực… thường xuất hiện khi bệnh cảm lạnh ở giai đoạn quá nặng. Đặc biệt, điều này dễ làm khởi phát cơn hen ở những em bé có tiền sử hen suyễn.
3. Cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh chuẩn khoa học
Chăm sóc bé bị cảm lạnh chuẩn khoa học theo những cách sau đây:
Tìm hiểu thêm: Cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết
Trẻ bị cảm lạnh thường sốt nhẹ
3.1 Bù nước và điện giải
Khi bị cảm lạnh, cơ thể trẻ thường ra nhiều mồ hôi, nôn trớ, tiêu chảy… Khi đó, phụ huynh cần thêm nhiều nước và điện giải để bé bù lại lượng nước đã mất. Hạn chế tình trạng mất nước ở trẻ dẫn đến nguy hiểm. Ba mẹ có thể cho trẻ uống Oresol theo chỉ định của bác sĩ.
3.2 Vệ sinh mũi thường xuyên và hút dịch mũi
Vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% giúp hạn chế vi khuẩn khoang mũi. Kèm theo nên hút mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng và nhẹ nhàng tránh làm mũi bé tổn thương. Khi hút hết dịch mũi bé sẽ dễ thở hơn.
3.3 Chia nhỏ bữa ăn
Khi cơ thể bé cảm lạnh dễ dẫn đến mỏi mệt, quấy khóc, lười ăn,… Để bé có đủ dinh dưỡng ba mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Mẹ nên chế biến các món ăn thành các món dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Tránh những món như đồ chiên rán, đồ đóng hộp, đồ nhiều dầu mỡ vì sẽ gây khó tiêu và dễ khiến bé nôn trớ.
3.4 Để bé nghỉ ngơi đủ nhiều
Khi ngủ đủ giấc cơ thể bé sẽ hồi phục nhanh hơn. Vì vậy, ba mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn tránh để bé ngủ muộn và sử dụng điện thoại quá lâu.
3.5 Hạ sốt cho trẻ
Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị virus tấn công. Nếu thấy trẻ sốt trên 38,5 độ ba mẹ nên hạ sốt cho con bằng chườm khăn ấm, mặc thoáng mát,.. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ cho bé sốt phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
3.6 Giữ môi trường quanh bé sạch sẽ
Việc vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, đồ chơi, đồ dùng của bé sẽ giúp hạn chế vi khuẩn virus. Bởi đây là một trong số những nguồn lây nhiễm khiến trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh nặng hơn.
3.7 Hạn chế cho trẻ ra ngoài
Khi trẻ bị cảm lạnh cơ thể thường khá yếu, hệ miễn dịch suy giảm nên để trẻ ở trong phòng, hạn chế ra ngoài. Khi có việc cần ra ngoài, cần đảm bảo trang bị khẩu trang, sát khuẩn và giữ ấm kỹ cho bé.
3.8 Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ
Nhiều phụ huynh thấy con cảm lạnh liền lo lắng đi mua thuốc hạ sốt, giảm ho,… Tuy nhiên, ba mẹ không nên tự ý mua thuốc và cho bé uống khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và tác dụng phụ không thể biết trước.
4. Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ nhỏ
Một số biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ nhỏ ba mẹ nên lưu ý như sau:
4.1 Hạn chế để trẻ sờ vào các vật dụng công cộng
Tránh để trẻ sờ vào tay nắm cửa, lan can cầu thang, thang máy,… Bởi những vật dụng công cộng kể trên tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn và virus. Trong trường hợp không may chúng có thể lây sang trẻ.
4.2 Tạo thói quen rửa tay cho trẻ nhỏ
Việc giúp con có thói quen rửa tay sẽ giúp phòng các bệnh về hô hấp. Ba mẹ có thể dạy con rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống,…
>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì ngay?
Trẻ hào hứng khi rửa tay dần trở thành thói quen
4.3 Che miệng khi hắt hơi, ho
Việc hắt hơi, ho có thể phát tán vi khuẩn, virus ra môi trường và người khác. Vì vậy mẹ nên nhắc con che miệng khi ho, hắt hơi, dùng giấy để xì mũi,… Đặc biệt, phụ huynh đừng quên dặn con rửa tay sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
Chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh đúng cách là yếu tố then chốt giúp bé nhanh chóng hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng. Để hỗ trợ quá trình hồi phục, hãy đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin C. Sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như giữ ấm cho trẻ, xịt muối sinh lý để làm sạch mũi và theo dõi các triệu chứng để điều chỉnh phương pháp chăm sóc khi cần. Đồng thời, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo điều trị chính xác và an toàn. Sự chăm sóc chu đáo và áp dụng các phương pháp khoa học sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và trở lại trạng thái khỏe mạnh.