Biến chứng thủy đậu ở trẻ em – Bố mẹ đã biết chưa?

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, phổ biến đến mức hầu như ai cũng từng bị. Trải nghiệm cá nhân của chính chúng ta khiến chúng ta nghĩ rằng thủy đậu hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, niềm tin này “chưa chắc” đã đúng. Chưa chắc đã đúng như thế nào? Đọc ngay bài viết về biến chứng thủy đậu ở trẻ em sau của CAREUP.VN để biết thông tin chi tiết.

Bạn đang đọc: Biến chứng thủy đậu ở trẻ em – Bố mẹ đã biết chưa?

1. Tổng quan về thủy đậu ở trẻ nhỏ

1.1. Nguyên nhân

Thủy đậu hay dân gian còn gọi là trái rạ là bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân khởi phát là sự xâm nhập và phát triển của virus Varicella – Zoster tại niêm mạc đường hô hấp trên và tế bào biểu mô. Bệnh truyền nhiễm này có một đặc điểm, đó là chỉ có thể xuất hiện ở một người một lần duy nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc, một khi đã bị và khỏi thủy đậu, chúng ta miễn nhiễm với nó cả đời. Mặc dù vậy, virus Varicella – Zoster vẫn có thể tồn tại tiềm tàng trong cơ thể chúng ta mãi mãi. Khi một hoặc một vài điều kiện thuận lợi xuất hiện, như khi chúng ta bị suy giảm miễn dịch, sang chấn tâm lý,… chúng sẽ tái hoạt động và gây bệnh Zona thần kinh.

Biến chứng thủy đậu ở trẻ em – Bố mẹ đã biết chưa?

Virus Varicella – Zoster là nguyên nhân phát sinh thủy đậu

1.2. Phương thức lây

Thủy đậu có phương thức lây hoàn toàn tương đồng với các bệnh truyền nhiễm khác. Đó là lây trực tiếp hoặc gián tiếp, từ người bệnh sang người không bệnh, thông qua dịch tiết đường hô hấp. Theo đó, một số phương thức lây thủy đậu cụ thể chúng ta có là:

– Trực tiếp: Người không bệnh hít phải dịch tiết đường hô hấp người bệnh ho hoặc hắt hơi ra không khí. Người bệnh ôm/hôn, nói chúng là tiếp xúc thân mật với người bệnh. Người bệnh sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, đũa, thìa, nĩa,…) với người bệnh.

– Gián tiếp: Người bệnh sờ/chạm/cầm/nắm đồ vật dính dịch tiết đường hô hấp người bệnh rồi vô tình sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng.

1.3. Triệu chứng

Vòng đời của thủy đậu bao gồm bốn giai đoạn: Ủ bệnh (10 – 14 ngày sau nhiễm virus Varicella – Zoster), khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Triệu chứng thủy đậu phong phú và phân biệt rõ ràng ở mỗi giai đoạn bệnh. Cụ thể:

– Giai đoạn ủ bệnh: Riêng giai đoạn này, thủy đậu không có triệu chứng.

– Giai đoạn khởi phát: Thủy đậu bắt đầu biểu hiện lâm sàng, mặc dù những biểu hiện này mới là biểu hiện không đặc trưng. Theo đó, những biểu hiện của thủy đậu giai đoạn khởi phát là sốt, đau đầu, đau cơ – xương – khớp, nổi hạch tai, phát ban, mệt mỏi,…

Tìm hiểu thêm: Nhận biết biểu hiện bệnh viêm phế quản, phân biệt với viêm họng

Biến chứng thủy đậu ở trẻ em – Bố mẹ đã biết chưa?

Ở giai đoạn khởi phát thủy đậu, trẻ có thể bị sốt

– Giai đoạn toàn phát: Ở giai đoạn này, biểu hiện đặc trưng của thủy đậu xuất hiện. Chúng là những mụn nước mọc trên nền các phát ban đã có từ giai đoạn khởi phát. Những mụn nước này mọc theo thứ tự: Mặt rồi tay, chân, thân. Ngoài dấu hiệu này, trẻ vẫn có thể sốt, đau đầu, đau cơ – xương – khớp, nổi hạch tai, phát ban, mệt mỏi,…

– Giai đoạn lui bệnh: Trong giai đoạn cuối cùng của thủy đậu, dịch mụn nước chuyển từ màu trong suốt sang màu vàng. Sau đó, mụn nước vỡ và đóng vảy, trạng thái đóng vảy kéo dài 1 – 3 tháng. Tiếp theo, vảy bong, để lại những dát màu hồng trên da, những dát này có thể lõm hoặc không.

2. Biến chứng thủy đậu ở trẻ em và cách hạn chế tối đa

2.1. Bố mẹ chưa chắc đã biết: Biến chứng thủy đậu ở trẻ em

Ai trong chúng ta cũng từng bị và từng khỏi thủy đậu mà không gặp bất cứ một biến chứng nào. Điều đó khiến đa số chúng ta chủ quan khi đối diện với bệnh truyền nhiễm này. Thực tế, thủy đậu chính xác là lành tính, thậm chí bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp, đặc biệt là các trường hợp trẻ nhỏ, thủy đậu tiến triển đến:

– Nhiễm trùng tại chỗ;

– Viêm thận, viêm cầu thận: Biểu hiện của biến chứng này là tiểu ra máu,…;

– Viêm phổi: Biến chứng này có thể xuất hiện vào khoảng ngày thứ 3 – ngày thứ 5 giai đoạn khởi phát với các triệu chứng là ho nhiều, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,…;

– Viêm tai giữa, viêm thanh quản: Xảy ra khi các mụn nước ở những vị trí này vỡ ra và nhiễm trùng;

– Viêm não, viêm màng não: Sau sự mọc của mụn nước 1 tuần, biến chứng này có thể xuất hiện, thường đi kèm sốt cao, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê,…

Chính vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không chủ quan với thủy đậu.

Biến chứng thủy đậu ở trẻ em – Bố mẹ đã biết chưa?

>>>>>Xem thêm: 4 Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lồng ruột ở trẻ em

Thủy đậu có thể biến chứng đến viêm phổi

2.2. Cách hạn chế tối đa biến chứng

2.2.1. Điều trị

Để hạn chế tối đa biến chứng, khi nghi ngờ trẻ bị thủy đậu, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Tại đó, trẻ có thể sẽ được chuyên gia chỉ định nhập viện điều trị hoặc điều trị tại nhà, dưới sự chăm sóc của bố mẹ. Trong đó, nhập viện điều trị là chỉ định cho trường hợp thủy đậu nặng còn điều trị tại nhà là chỉ định cho trường hợp thủy đậu nhẹ.

Nhìn chung, việc điều trị thủy đậu, dù là ở viện hay ở nhà, thì cũng chỉ bao gồm: Sử dụng thuốc kiểm soát triệu chứng (thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamin giảm ngứa, thuốc bôi tại chỗ chống nhiễm trùng, ví dụ như Xanh Methylen,…) và tin tưởng hệ miễn dịch của cơ thể trẻ; bởi tương tự nhiều bệnh truyền nhiễm khác, hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thủy đậu.

Trường hợp trẻ điều trị thủy đậu tại nhà, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau: Thứ nhất, thường xuyên vệ sinh thân thể nhẹ nhàng cho trẻ để loại bỏ virus và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường. Thứ hai, khi vệ sinh thân thể, sử dụng nước ấm (không lạnh, không quá nóng). Thứ ba, mặc quần áo rộng rãi, mềm mại cho trẻ để tránh làm vỡ mụn nước. Thứ tư, không gãi và không cho trẻ gãi mụn nước. Thứ năm, chủ động cách ly trẻ. Thứ sáu, cho trẻ tái khám lập tức nếu các dấu hiệu biến chứng xuất hiện.

2.2.2. Phòng ngừa

Cách hoàn hảo nhất để hạn chế tối đa biến chứng thủy đậu là “không bị thủy đậu”. Chính vì vậy, hãy tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa thủy đậu cho trẻ, theo liệu trình sau: Mũi 1, tiêm khi trẻ đủ 1 tuổi. Mũi 2, tiêm cách mũi 1 tối thiểu 1 – 3 tháng với trẻ 1 – 13 tuổi, tiêm cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng với trẻ đủ 13 tuổi.

Nếu chưa thể tiêm vắc xin thủy đậu, để phòng ngừa thủy đậu cho trẻ bố mẹ: Nên vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng các sản phẩm khử khuẩn. Không nên cho trẻ tiếp xúc thân mật với người bệnh, hay tốt nhất là không nên cho trẻ đến nơi đã ghi nhận người bệnh.

Thủy đậu ở trẻ em nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não và thậm chí là sẹo vĩnh viễn. Vì vậy, việc phòng ngừa thông qua tiêm vắc-xin và chăm sóc cẩn thận khi trẻ mắc bệnh là rất quan trọng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và cách ly trẻ khỏi những người xung quanh để ngăn ngừa lây lan là những biện pháp thiết yếu. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu biến chứng hoặc triệu chứng nghiêm trọng, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để nhận sự hỗ trợ kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa. Sự quan tâm và điều trị đúng cách sẽ giúp bé vượt qua bệnh thủy đậu an toàn và tránh những biến chứng không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *