Những món kho mặn đậm đà ăn cùng cơm nóng là một bữa ăn quen thuộc không thể thiếu ở mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, ăn mặn nhiều có tốt không khi xuất hiện những cảnh báo của cơ thể như tay chân phù nề, tăng cân và tăng huyết áp. Những dấu hiệu này còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm ít ai ngờ. Hãy cùng đọc và tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Ăn mặn nhiều có tốt không? Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ít ai ngờ
1. Ăn mặn nhiều là như thế nào?
Muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh. Cơ thể nếu thiếu muối sẽ dẫn đến phù tay, chân do mất nước tự do, cường đại tuyến giáp. Ngược lại, nếu cơ thể thừa muối có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết áp và thận.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia thống kê rằng có tới 70% nguồn muối là từ muối ăn, mắm và gia vị mặn cho vào thực phẩm khi chế biến thức ăn, 20% từ thực phẩm chế biến sẵn, khoảng 10% muối có sẵn trong thực phẩm tự nhiên.
Muối đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người và chúng ta không thể thiếu hoặc thừa muối.
Lượng muối nạp vào bao nhiêu là đủ?
Ước tính mỗi năm có khoảng 4,1 triệu người tử vong trên thế giới do ăn mặn quá nhiều, trong đó, có tới 11 người tử vong/ngày vì hấp thụ quá nhiều muối. Mỗi người chỉ nên dùng ít hơn 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối. (Tổ chức Y tế thế giới WHO)
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao (tăng huyết áp) hoặc bệnh thận mãn tính chỉ nên ăn khoảng 1.5 gr muối.
2. Những tác hại của ăn mặn ảnh hưởng tới sức khỏe
Nếu tiếp tục thỏa mãn khẩu vị của mình bằng những món ăn mặn “hao cơm”, bạn có thể sẽ phải chịu những tác hại của ăn mặn đối với sức khỏe được liệt kê dưới đây:
2.1. Ảnh hưởng ngắn hạn
Cơ thể bạn thực sự thông minh hơn bạn tưởng và nó luôn luôn cảnh báo những vấn đề đang chịu đựng, chẳng hạn như ăn mặn sẽ có những biểu hiện:
-Tích nước
Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận của bạn có thể không lọc được natri dư thừa ra khỏi máu. Natri tích tụ trong hệ thống của bạn và cơ thể bắt buộc phải giữ nước lại để pha loãng Natri. Điều này có thể gây ra hiện tượng tích nước và làm rối loạn chức năng lọc của thận.
–Tăng cân
Tăng cân tạm thời chính là hệ quả của việc trữ nước. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mọng nước và phù nề. Đây cũng là lý do các chuyên gia khuyên những người giảm cân nên theo chế độ ăn thanh đạm. Một số nghiên cứu ở Anh và Trung Quốc đã chỉ ra rằng chất béo trong cơ thể tăng lên khi chế độ ăn nhiều muối.
-Tăng huyết áp
Một bữa ăn giàu muối làm máu đặc hơn và động mạch sẽ phải cần hoạt động mạnh mẽ để đẩy máu đi. Điều này khiến thành động mạch dày hơn làm không gian trở nên hẹp, từ đó dẫn đến huyết áp tăng lên.
Trường hợp những người đang có các vấn đề về tim mạch, khi ăn mặn quá nhiều có thể gây tăng huyết áp và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
2.2. Ảnh hưởng lâu dài
Những dấu hiệu ngắn hạn đó là những cảnh báo của cơ thể về nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Và nếu không nhận ra sớm, bạn sẽ hiểu ăn mặn bị bệnh gì:
–Tăng nguy cơ đột quỵ
Nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ chính là do tăng huyết áp. Cơ chế của tăng huyết áp có thể làm dòng máu bơm tới não bị gián đoạn hoặc khiến mạch máu não bị vỡ dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu não). Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, chế độ ăn mặn trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ đột quỵ.
Ăn mặn dẫn đến tăng huyết áp và có thể khiến mạch máu não bị vỡ dẫn đến đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 7 loại nước rửa chén tốt cho da tay
Gợi ý 9 cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả ngay tại nhàBạn có biết, trung bình mỗi 45 giây sẽ có 1 người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút có một người tử vong. Đột quỵ là một bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm bởi để lại nhiều di chứng nguy hiểm như trầm cảm, giảm nhận thức,…
–Mắc bệnh về tim mạch
Khi chúng ta ăn những thức ăn nhiều muối, một lượng lớn natri sẽ được dung nạp vào cơ thể và ngấm vào máu. Điều này làm rối loạn chức năng lọc máu của thận dẫn tới sự gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, từ đó nước sẽ di chuyển vào trong lòng mạch theo áp lực này và làm thể tích máu gia tăng. Lượng máu tăng đột biến làm tăng huyết áp lâu dẫn đến các bệnh về tim mạch.
–Dễ tích sỏi thận
Lượng muối dư thừa trong cơ thể làm tăng canxi trong nước tiểu. Theo đó, sỏi thận hình thành vì canxi có thể kết hợp với oxalat hoặc axit uric trong nước tiểu và hình thành tinh thể. Những tinh thể này lớn dần sẽ thành sỏi di chuyển đến đường tiết niệu và bị mắc kẹt. Kết quả là cơ thể sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội cho đến khi viên sỏi trôi qua.
Ăn mặn hại thận như thế nào?
Việc dung nạp quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, một ảnh hưởng tiêu biểu là ăn mặn hại thận. Vậy ăn mặn còn gây ra tác hại gì khác? Và có cách nào để giảm thiểu thói quen ăn…
–Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Nghiên cứu chỉ ra những người ăn trung bình 3 gam muối mỗi ngày có thể có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 68% so với những người chỉ ăn 1 gam. Một nghiên cứu khác cho thấy những người ăn nhiều muối có thể có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn hai lần so với những người ăn ít muối.
Cơ chế được giải thích là do khi ăn mặn quá nhiều sẽ thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP – vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
3. Cách điều chỉnh chế độ ăn giảm mặn theo khoa học
– Giảm bớt lượng muối khi chế biến thức ăn
Hãy dần giảm lượng muối khi chế biến thức ăn hàng ngày để cơ thể quen dần với chế độ ăn thanh đạm. Bạn có thể thay thế những món ăn mặn như rim, kho, rang bằng món luộc, hấp ăn kèm với nước chấm pha loãng.
Bạn cũng có thể thử ăn các loại thực phẩm giàu kali , chẳng hạn như trái cây, rau, các loại đậu, quả hạch, hạt và bơ sữa. Bởi lẽ, kali là một chất dinh dưỡng duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể của bạn. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu kali có thể giúp chống lại một số tác hại của chế độ ăn giàu natri.
– Đọc kỹ thành phần thực phẩm chế biến sẵn trước khi mua
Phần lớn những thực phẩm chế biến sẵn chứa một lượng lớn muối để tăng khả năng bảo quản và để được trong thời gian dài. Vậy nên, hãy xem xét kỹ thành phần muối hoặc natri có trên bao bì thực phẩm để tính toán lượng muối nạp vào cơ thể một cách khoa học.
– Ưu tiên sử dụng gia vị công nghệ mới, tốt cho sức khỏe như nước mắm giảm mặn.
Đối với nét ẩm thực “thích ăn mặn” truyền thống của người Việt, thật khó để làm quen với bữa ăn thanh đạm. Nhiều chị em nội trợ hiện nay có xu hướng chuyển qua dùng gia vị giảm mặn vừa giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn mà vẫn bảo vệ sức khỏe gia đình điển hình như nước mắm giảm mặn. Nước mắm giảm mặn ứng dụng công nghệ giảm mặn, hạn chế nạp muối vào trong cơ thể nhưng vẫn không mất đi vị ngon vốn có.
>>>>>Xem thêm: 8 tác dụng của quả bơ tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biết
Nước mắm giảm mặn vừa giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn mà vẫn bảo vệ sức khỏe gia đình.
Nói nước mắm giảm mặn, không thể không nhắc tới nước mắm Nam Ngư & CHINSU giảm mặn – hai loại gia vị quen thuộc gắn bó trong căn bếp của nhiều gia đình Việt. Hai thương hiệu này sở hữu công nghệ giảm mặn, bảo vệ trái tim khỏe, an toàn cùng với nguồn nguyên liệu cá cơm sạch từ biển Phú Quốc theo quy trình sản xuất khép kín và ủ chượp tỉ mỉ. Yếu tố tạo nên dấu ấn riêng chính là hương vị ngọt nhẹ, mặn dịu và đậm đà, ngây ngất lòng người thưởng thức.
Bây giờ, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn mặn nhiều có tốt không. Bài viết đã cho thấy những tác hại của ăn mặn và những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Chính vì vậy, hãy điều chỉnh chế độ ăn giảm mặn một cách khoa học để luôn sống vui, sống khỏe các bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
- Tác hại không ngờ của ăn mặn đối với sức khỏe
- Ăn mặn nhiều bị bệnh gì?
- Mẹ bầu cần chú ý điều gì khi ăn mặn trong lúc mang thai?