Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp đang ngày càng trẻ hóa hiện nay. Nguyên nhân là do thanh thiếu niên thường không chú trọng vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, dẫn đến sự mất cân bằng hoạt động của tuyến giáp, gây ra hệ lụy không nhỏ đến sức khỏe sau này.
Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
1. Tổng quan về bệnh ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nằm phía trước cổ với hình dạng như con bướm, có chức năng sản sinh hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất, tăng cường hoạt động não bộ và điều hòa ổn định lượng Canxi trong máu. Khi các tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành các tế bào bất thường, phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể, nguy cơ xảy ra bệnh ung thư tuyến giáp là rất cao.
Ung thư tuyến giáp bao gồm 4 loại:
– Ung thư thể nhú: Là loại phổ biến nhất hiện nay, chiếm tỉ lệ cao nhất từ 70-80% trong tổng số trường hợp ung thư tuyến giáp. Bệnh thường tiến triển chậm, tiên lượng tốt, có thể điều trị khỏi.
– Ung thư thể nang: Những người cao tuổi là đối tượng dễ mắc ung thư tuyến giáp thể nang.
– Ung thư thể tủy: Đây là loại ung thư ít gặp, thường do vấn đề nội tiết hoặc gen di truyền trong gia đình gây ra.
– Ung thư không biệt hóa: Đây là dạng ung thư tuyến giáp nguy hiểm, mức độ khó chữa trị cao do các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng và phức tạp.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện và tạo thành các khối u ác tính
Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Theo Glocoban, trung bình mỗi năm thế giới sẽ ghi nhận hơn 160000 ca mắc mới ở phụ nữ, trong khi ở phái nam chỉ chiếm 50000 ca hằng năm. Một điều may mắn là nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa ung thư tuyến giáp có thể lên tới 90%. Đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư nếu như người bệnh được chẩn đoán, điều trị kịp thời tại cơ sở y tế uy tín.
2. Đâu là tác nhân gây ung thư tuyến giáp?
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định chính xác căn nguyên gốc gây ra bệnh này là gì. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh ung thư tuyến giáp bằng cách chú ý đến một số tác nhân phổ biến như sau:
– Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ làm suy yếu khả năng sản sinh các kháng thể giúp bảo vệ cơ thể, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút tấn công, làm tổn thương tuyến giáp, tăng nguy cơ ung thư.
– Nhiễm phóng xạ: Các chất phóng xạ khi xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là vùng cổ có thể tăng khả năng ung thư tuyến giáp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của con người.
– Gen di truyền: Theo số liệu thống kê mới nhất của ngành y học, 70% bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp là do trong gia đình có bố mẹ, người thân đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra mẫu gen nào liên quan đến sự di truyền này.
– Do tuổi tác và vấn đề nội tiết: Giai đoạn 35-50 tuổi là thời điểm nội tiết tố nữ trong cơ thể giảm mạnh do quá trình mang thai, sinh con hoặc sự suy yếu hoạt động của hệ thống nội tiết. Điều này cũng giải thích tại sao tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 2-4 lần so với nam giới cùng tuổi.
– Tác dụng phụ của thuốc: Khi mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp, suy giảm số lượng tinh trùng ở nam giới và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
– Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay không đáp ứng nhu cầu i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp.
Gen di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, rối loạn hệ miễn dịch… đều được cho là các tác nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp
3. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Để cải thiện tích cực căn bệnh ung thư tuyến giáp, thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất là điều quan trọng mà mỗi người bệnh nên cân nhắc và chú ý. Theo đó, người mắc ung thư tuyến giáp nên bổ sung thường xuyên các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe như sau:
Thực phẩm giàu i-ốt
Vai trò của tuyến giáp là tổng hợp i-ốt để tạo ra các hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe cho các cơ quan trong cơ thể. Do đó, bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần thiết từ các thực phẩm như tảo, rong biển, rau chân vịt, muối ăn, trứng gà, khoai tây… sẽ giúp điều hòa ổn định hoạt động của tuyến giáp, ngăn chặn sự hình thành các khối u ác tính. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên hấp thụ i-ốt quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng viêm tuyến giáp nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng nước mắm Nam Ngư có tốt cho sức khỏe không?
Bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp điều hòa ổn định hoạt động của tuyến giáp, giảm nguy cơ ung thư
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Với hàm lượng vitamin (vitamin A, C và E) và khoáng chất (Magie, Kẽm, Sắt…) dồi dào, các thực phẩm lành mạnh như rau bina, diếp cá, củ cải, rau mồng tơi, cà chua, việt quất, táo, nho… sẽ góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp tăng cường sức khỏe cho tuyến giáp của cơ thể.
Hải sản
Để phòng ngừa tối ưu bệnh ung thư tuyến giáp, các loại hải sản như tôm, cá, cua… sẽ là sự gợi ý tuyệt vời cho chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn, do đây là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như i-ốt, kẽm, vitamin B, axit béo Omega-3 rất có lợi cho tuyến giáp.
Các loại hạt
Bữa ăn nhẹ với các loại hạt như hạt bí, hạt điều, hạnh nhân sẽ hỗ trợ cung cấp cho cơ thể các vi chất bổ dưỡng như protein thực vật, vitamin B, vitamin E, Magie, Kẽm, Sắt, từ đó giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn, cải thiện đáng kể các vấn đề về sức khỏe.
4. Ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì?
Nhằm hạn chế biến chứng nghiêm trọng, tăng cường khả năng phục hồi, người mắc bệnh ung thư tuyến giáp cần chú ý kiêng ăn các thực phẩm như sau:
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường: Người bệnh ung thư tuyến giáp tốt nhất nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ và lượng đường cao vì các thực phẩm này sẽ gây suy giảm hormone tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, đồng thời cũng kích thích tế bào ung thư di căn và phát triển nhanh hơn.
– Thực phẩm đóng hộp: Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn và được đóng hộp như pate, xúc xích… sẽ chứa hàm lượng chất béo cao, thành phần phụ gia, calo rỗng và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu sử dụng thường xuyên thực phẩm này, tuyến giáp sẽ giảm khả năng sản xuất chất thyroxin, vô hiệu hóa tác dụng của thuốc điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
– Các chế phẩm từ đậu nành: Nếu mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ… Do các thực phẩm này chứa một số hợp chất có khả năng gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp.
>>>>>Xem thêm: 6 tác dụng tinh nghệ Nano Curcumin sẽ khiến bạn bất ngờ
Các chế phẩm từ đậu nành thường chứa một số hợp chất có khả năng gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp
– Thực phẩm từ sữa: Các thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem, bơ… có thể làm nghiêm trọng hóa tình trạng ung thư tuyến giáp, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh không nên sử dụng các chế phẩm từ sữa để đảm bảo sức khỏe tốt cho cơ thể.
– Nói không với chất kích thích: Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, rượu bia, thuốc lá, cà phê còn là tác nhân gây tái phát bệnh ung thư tuyến giáp. Đặc biệt, các chất kích thích này còn tác động đến hệ tiêu hóa, gây nên triệu chứng khó tiêu cho người bệnh sau phẫu thuật, đồng thời, cũng ức chế quá trình tạo ra hormone tuyến giáp của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa căn bệnh ung thư tuyến giáp. Do đó, bạn nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện bất ổn về sức khỏe cũng như phòng chống tối ưu các căn bệnh ung thư hiện nay.