Kháng sinh là cái tên rất quen thuộc đối với tất cả mọi người, được sử dụng trong điều trị rất nhiều loại bệnh lý. Tuy vậy, không phải ai cũng thực sự hiểu về loại thuốc này, công dụng ra sao, sử dụng như thế nào, chúng đem lại tác hại gì nếu sử dụng sai cách.
Bạn đang đọc: Kháng sinh: Công dụng và những tác hại do lạm dụng
1. Thông tin chung: Bạn đã biết về thuốc kháng sinh?
Kháng sinh chứa các chất mang khả năng kháng khuẩn, được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật như actinomycetes, vi khuẩn hoặc nấm. Chúng có thể ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác. Hiện nay, chúng còn được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp hoặc bằng phương pháp bán tổng hợp từ các chất hóa học.
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp cùng các thuốc khác để điều trị các loại bệnh lý khác. Nhìn chung, các loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên uống, dạng lỏng để tiêm truyền tùy theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhu cầu của người bệnh.
Loại thuốc cực kỳ phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn
2. Một số loại kháng sinh được chỉ định phổ biến hiện nay
Thông thường, thuốc được chia thành hai loại chính là loại chống khuẩn và loại chống nấm.
2.1. Các loại thuốc kháng sinh chống khuẩn
– Kháng sinh nhóm Beta-Lactam với các đại diện: nhóm Penicillin, nhóm Cephalosporin. Bên cạnh đó còn các nhóm khác như Carbapenem, monobactam,..
Trong đó, nhóm thuốc Penicillin thường được chỉ định cho bệnh nhân gặp bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn não, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm tai,…
– Nhóm thuốc Cephalosporin bao gồm ba thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim và Cefotaxim. Các loại kháng sinh này có thể được sử dụng để ngăn chặn nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật. Ngoài ra, chúng được dùng đối phó với nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn các mô mềm.
– Các loại kháng sinh nhóm Aminoglycosid bao gồm Kanamycin, Gentamicin, Amikacin, Tobramycin,… Nhóm này có khả năng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của trực khuẩn lao, khuẩn tụ cầu và vi khuẩn gram âm và điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn khác.
– Kháng sinh nhóm Lincosamid: bao gồm Lincomycin – kháng sinh từ vi sinh vật tự nhiên và Clindamycin – bào chế nhờ vào bán tổng hợp. Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp của protein, dẫn đến ngừng trệ khả năng sinh sôi phát triển của vi sinh vật. Nhóm Lincosaid thường được chỉ định cho người nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp, xương khớp, bộ phận sinh dục,..
– Nhóm Phenicol chỉ định cho nhiễm khuẩn mắt tay, ngoài da, âm đạo ở nữ.
– Nhóm Macrolid chỉ định cho những bệnh đã dùng Penicillin nhưng không hiệu quả. Ngoài ra điều trị mụn trứng cá, nhiễm khuẩn hô hấp, răng miệng, họng, xoang,…
2.2. Các loại kháng sinh chống nấm
Một số loại kháng sinh chống nấm phổ biến bao gồm Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,..
Các loại thuốc chống nấm giúp tiêu diệt các loại nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như Candida, Trichophyton và Microsporum. Ngoài ra, chúng có thể điều trị các bệnh nấm kí sinh ở da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân và móng tay.
3. Sử dụng kháng sinh sai cách có tác hại gì?
3.1. Những rủi ro trực tiếp đến sức khỏe của cá nhân người bệnh
Vì tác dụng chính của kháng sinh là diệt khuẩn và nấm nên việc lạm dụng hay sử dụng không đúng cách, sử dụng theo liều lượng tự ý dùng sẽ có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại mà còn có thể ngăn chặn các vi khuẩn có lợi phát triển trong khu vực niêm mạc, hầu, lợi và cơ quan tiêu hóa.
Do đó, hiện tượng loạn khuẩn xảy ra khi kháng sinh được sử dụng quá nhiều lần, khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Người cao tuổi sử dụng các loại thuốc này không đúng cách có thể bị sốc phản vệ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nếu dùng kháng sinh sai cách hoặc lạm dụng quá mức, trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể khiến trẻ bị hen suyễn, sức đề kháng yếu đi và khiến trẻ khó phát triển khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý những thuốc ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Thận trọng khi sử dụng để tránh làm giảm đề kháng của trẻ em
3.2. Ảnh hưởng đến cộng đồng từ thói quen lạm dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh không qua chỉ định, tạo ra thói quen trong cộng đồng: Sử dụng kháng sinh cho tất cả các loại bệnh, cứ có bệnh là lại dùng kháng sinh. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn sử dụng đồng thời nhiều loại cùng một lúc, dẫn tới hạn chế trong hiệu quả điều trị. Điều này có thể dẫn đến vi khuẩn kháng lại thuốc xuất hiện. Sau đó, vi khuẩn kháng thuốc dễ dàng lây lan từ người sang người và tạo ra những loại vi khuẩn mới rất khó kiểm soát.
>>>>>Xem thêm: Modafinil: Những lưu ý khi sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ
Lạm dụng có thể gây ra tình trạng vi khuẩn kháng lại thuốc
3.3. Gây ra các khó khăn trong công tác điều trị bệnh
Điều trị bệnh do lạm dụng kháng sinh sẽ gặp phải những thách thức: Bệnh nhân đến thăm khám và điều trị sau khi tự ý sử dụng tại nhà sai cách. Khi ấy, tình trạng bệnh đã nặng hơn, điều trị khó khăn hơn và chi phí cũng như thời gian hồi phục sẽ tăng lên. Bởi thế, việc lạm dụng không những không đem lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều khó khăn trong điều trị chuyên khoa.
Nếu gặp các vấn đề về sức khỏe, việc tốt hơn cả là bạn đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Đối với các bệnh lý nhẹ thông thường, đừng nên chủ quan mà tự sử dụng thuốc. Có thể tham khảo ý kiến dược sĩ, người có chuyên môn tại các điểm bán thuốc uy tín để sử dụng một cách hiệu quả, tránh các rủi ro tiềm ẩn do lạm dụng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng.