Panadol là thuốc sử dụng nhằm mục đích giảm đau, hạ sốt rất phổ biến hiện nay. Chúng ta thường dùng những tên gọi quen thuộc khi nhắc đến loại thuốc này là panadol đỏ và panadol xanh. Vậy hai loại panadol kể trên khác nhau như thế nào và được sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Panadol đỏ và xanh – Nên dùng loại nào khi đau đầu, hạ sốt?
1. Khi nào cần dùng đến panadol
Panadol là loại thuốc không cần kê đơn được sử dụng trong các trường hợp nhằm mục đích giảm đau và hạ sốt nhanh cho người bệnh. Cụ thể:
1.1. Giảm đau
Tác dụng của panadol có thể làm giảm các cơn đau mức độ nhẹ và vừa gồm có:
– Đau đầu, đau nửa đầu
– Đau cơ, đau xương khớp
– Đau bụng kinh
– Đau họng
– Sốt và đau sau tiêm vaccine
– Đau răng, đau sau nhổ răng hoặc làm các phẫu thuật nha khoa
– Điều trị cơn đau bệnh lý (như viêm khớp), đau sau khi thực hiện tiểu phẫu hoặc làm phẫu thuật.
Ngoài ra, các trường hợp sau khi vận động mạnh hoặc bị chấn thương nhẹ cũng có thể dùng panadol để giảm đau.
1.2. Hạ sốt
Thuốc có tác dụng giúp hạ sốt ở cả người lớn và trẻ em trong các trường hợp cảm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sốt sau tiêm vaccine,… Ngoài ra thì thuốc cũng giúp giảm các cảm giác không thoải mái khi sốt.
Bạn cần lưu ý, panadol chỉ làm giảm triệu chứng đau và sốt, không điều trị tận cùng căn nguyên bệnh. Chẳng hạn, thuốc có thể cải thiện tình trạng đau đầu do bị viêm khớp nhưng không thể điều trị bệnh viêm khớp. Vì vậy, bạn không thể lạm dụng sử dụng thuốc khi bị đau và sốt kéo dài. Bạn cần đến bệnh viện, thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và nhận chỉ định điều trị chi tiết.
Sử dụng panadol giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quả.
2. Thuốc panadol đỏ và panadol xanh khác nhau như thế nào?
2.1. Khác nhau ở thành phần của thuốc
Các loại thuốc panadol nói chung đều có thành phần chính là paracetamol 500mg. Đây là một hoạt chất nằm trong nhóm giảm đau hạ sốt.
– Đối với panadol xanh: Vỉ màu xanh, thuốc dạng viên nén với thành phần 500mg paracetamol.
– Đối với panadol đỏ: Vỉ màu đỏ, thuốc dạng viên nén thành phần 500mg paracetamol và 65mg caffeine.
Theo đó, panadol đỏ sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn panadol xanh và tăng cường tỉnh táo, tính tập trung khi mệt mỏi nhờ có thành phần caffeine.
2.2. Đối tượng sử dụng thuốc
Đối với panadol xanh:
– Dùng cho được cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
– Giảm đau từ nhẹ đến vừa, hạ sốt hiệu quả.
– Phù hợp cho người không muốn sử dụng caffeine. Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ.
Đối với panadol đỏ:
– Dùng cho được cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
– Thuốc cho tác dụng giảm đau hiệu quả hơn so với panadol xanh.
– Phù hợp với những trường hợp giảm đau, hạ sốt và cần đến sự tỉnh táo, tập trung ví dụ như đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…
– Lưu ý, thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú hoặc ở những người nhạy cảm với caffeine.
Trên hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc nhất là ở những đối tượng đặc biệt như trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người có bệnh lý nền,… Và lưu ý, sử dụng đúng chỉ định, không uống thuốc quá liều.
2.3. Lưu ý khi sử dụng panadol đỏ và xanh
Đối với panadol đỏ có thêm thành phần là caffeine nên bạn cần lưu ý tránh dùng thêm các thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều caffeine như trà, cafe,nước tăng lực,… trong khi uống thuốc. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng quá liều caffeine. Quá liều caffeine có thể dẫn tới người cáu kỉnh, bị khó ngủ, mất ngủ, lo lắng, rối loạn tiêu hóa, bị hồi hộp,… Còn đối với panadol xanh, bạn sẽ không cần lưu ý yêu cầu trên.
Tìm hiểu thêm: Cẩn trọng quá liều paracetamol và hướng dẫn xử lý đúng cách
Bạn cần phân biệt đúng về panadol đỏ và xanh để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc panadol đúng cách
3.1. Đọc kỹ về hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng
Mỗi loại panadol sẽ có thành phần và liều dùng khác nhau. Bạn cần phân biệt rõ loại thuốc panadol được chỉ định để mua đúng loại. Sau đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng hướng dẫn về cách dùng và liều dùng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Đặc biệt lưu ý về các trường hợp chống chỉ định và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
3.2. Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt khi cần thiết
Chỉ nên sử dụng thuốc khi có triệu chứng đau hoặc sốt (sốt từ 38,5 độ). Với các trường hợp đau không đáng kể hoặc sốt nhẹ thì ưu tiên các biện pháp tự nhiên như chườm ấm, chườm mát, uống nước tía tô, nha đam,… Không sử dụng thuốc với mục đích dự phòng hoặc phòng ngừa.
>>>>>Xem thêm: Nước muối sinh lý: Công dụng và lưu ý khi dùng
Bạn chỉ nên uống thuốc khi bị sốt trên 38,5 độ.
3.3. Không làm dụng và uống thuốc quá liều
Không dùng thuốc quá liều theo quy định trên bao bì của nhà sản xuất thông báo hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cần uống thuốc đúng giờ, uống cách đều các khoảng thời gian theo hướng dẫn. Không được tự ý thay đổi tăng hoặc giảm liều dùng của thuốc. Với các trường hợp uống thuốc đúng liều liên tiếp 3 ngày mà triệu chứng không đỡ hoặc đỡ không đáng kể cần tiến hành thăm khám ngay để được xử lý đúng cách, kịp thời.
3.4. Không được uống rượu bia trong khi đang uống thuốc
Việc uống rượu bia khi đang uống thuốc panadol có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe bao gồm:
– Tăng nguy cơ tổn hại tới gan.
– Tăng nguy cơ ngộ độc paracetamol dẫn tới các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, vàng da, suy gan, suy thận,… Thậm chí, trường hợp ngộ độc nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.
– Làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
Như vậy, cả panadol đỏ và xanh đều có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Bạn cần phân biệt đúng về hai loại thuốc kể trên, lựa chọn loại thuốc phù hợp dựa theo mức độ đau sốt của bản thân. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị bệnh và đảm bảo an toàn cho người dùng.