Diễn biến sốt xuất huyết ở trẻ em phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này có thể diễn biến nặng vào bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không chủ quan và nhận thức sai lầm về sốt xuất huyết. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin liệt kê 7 sai lầm trong nhận thức về sốt xuất huyết nhiều phụ huynh mắc phải, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: 7 hiểu lầm chết người về sốt xuất huyết ở trẻ em
1. Muỗi vằn chỉ sinh trưởng ở những vùng nước tù, đọng
Nhiều phụ huynh cho rằng muỗi vằn – vector truyền nhiễm sốt xuất huyết chỉ sinh trưởng ở những vùng nước tù, đọng như ao, chuôm, cống, rãnh,… Tuy nhiên không phải, ngay tại những vùng nước trong, như hòn non bộ, bể cá, bình hoa,… muỗi vằn cũng cư trú. Chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý loại bỏ hoặc làm sạch thường xuyên tất cả những vật dụng có thể đựng nước, để loại bỏ nơi sinh trưởng của trứng và ấu trùng muỗi vằn.
Muỗi vằn không chỉ sinh trưởng ở những vùng nước tù, đọng.
2. Phun thuốc diệt muỗi vằn lúc nào cũng được
Để phun thuốc diệt muỗi vằn hiệu quả phải phun vào buổi sáng. Vì muỗi vằn hoạt động vào ban ngày, mạnh mẽ nhất lúc sáng sớm và chiều tối.
Thử nghiệm trên các loại bề mặt tường như tường sơn, tường vôi, gỗ, vách đất,… tại các vùng có khí hậu khác nhau cho kết quả khác nhau về hiệu lực của thuốc diệt muỗi, trung bình là 3 – 6 tháng. Ngoài muỗi thì thuốc cũng có tác dụng đối với các loại côn trùng khác, như ruồi, gián, kiến,…
Sau khoảng 30 – 45 phút kể từ lúc kết thúc việc phun thuốc, người trưởng thành có thể trở về nhà, sinh hoạt bình thường. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, chỉ nên trở về nhà sau 1 – 2 tiếng hoặc sau hẳn 1 buổi (như phun sáng thì chiều về).
3. Hết sốt là hết sốt xuất huyết
Khi sốt xuất huyết, trẻ thường hết sốt từ ngày thứ ba. Lúc này, bố mẹ thường chủ quan, nghĩ rằng hết sốt là đã hết sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, đây mới là thời điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính này chuyển biến tiêu cực. Khi đó, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu rất nhiều, gây ra các biến chứng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng, tràn dịch đa màng, suy đa tạng, thậm chí là tử vong. Bởi thể, hết sốt là thời điểm trẻ cần được bác sĩ theo dõi sát sao.
Tìm hiểu thêm: Trẻ nổi trái rạ (thủy đậu): Những vấn đề trọng tâm nên tìm hiểu
Trẻ cần được bác sĩ theo dõi sát sao khi hết sốt.
4. Trẻ sốt xuất huyết không nên uống nước dừa
Nhiều phụ huynh cho rằng khi sốt xuất huyết, trẻ chỉ nên uống Oresol, không nên uống nước dừa vì nước dừa không có tác dụng bù nước, bù điện giải mà lại còn làm các dấu hiệu sốt xuất huyết khó được nhận biết. Đây là một sai lầm. Uống nước dừa có thể bù nước, bù điện giải, không làm các dấu hiệu sốt xuất huyết khó được nhận biết. Không những thế, nước dừa còn chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cũng như củng cố sự bền vững của thành mạch.
5. Mẹ sốt xuất huyết, cách ly trẻ và không cho trẻ bú
Sốt xuất huyết lây qua đường máu nên bú mẹ sốt xuất huyết cũng không làm trẻ bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, mẹ sốt xuất huyết cần ngủ màn và thực hiện các biện pháp dự phòng khác để hạn chế tối đa nguy cơ mẹ bị muỗi vằn đốt rồi lây sốt xuất huyết cho trẻ.
6. Trẻ sốt xuất huyết phải cạo gió, cắt lể để loại bỏ máu độc
Nhiều phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh mới có con đầu lòng thường lúng túng nên có những xử trí không đúng đắn khi trẻ sốt xuất huyết. Khi trẻ xuất huyết dưới da thì cho rằng phải cắt lể để loại bỏ máu độc, như vậy sốt xuất huyết sẽ biến mất nhanh hơn. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, vì cạo gió, cắt lể có thể dẫn đến tình trạng chảy máu không cầm. Chưa hết, vết thương phát sinh do cạo gió, cắt lể có thể trở thành điểm tấn công của vi khuẩn, rất nguy hiểm.
7. Sốt xuất huyết ở trẻ em không thể xuất hiện hai lần trên cùng một người
Sốt xuất huyết có nguyên nhân phát sinh là virus Dengue. Virus Dengue có tất cả 4 tuýp huyết thanh gây sốt xuất huyết là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Mắc sốt xuất huyết do tuýp huyết thanh nào, trẻ chỉ có miễn dịch với tuýp huyết thanh đó. Điều đấy đồng nghĩa với việc, dù đã mắc sốt xuất huyết, trẻ vẫn có nguy cơ mắc lại bệnh truyền nhiễm cấp tính này 3 lần nữa.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ, bố mẹ biết hay chưa
Virus Dengue có tất cả 4 tuýp huyết thanh gây sốt xuất huyết là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.
Tóm lại, sốt xuất huyết ở trẻ em không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như sốc sốt xuất huyết, suy tim, suy thận, tràn dịch màng phổi, xuất huyết não,… thậm chí là tử vong. Trong giai đoạn đầu, sốt xuất huyết có biểu hiện tương đối giống sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng,… nên bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể trẻ cũng như chăm sóc trẻ cẩn thận. Ngoài ra, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất nếu sốt xuất huyết chuyển biến nặng.
Hiểu đúng về sốt xuất huyết ở trẻ em là điều thiết yếu để bảo vệ sức khỏe của bé và tránh những hậu quả nghiêm trọng. 7 hiểu lầm phổ biến về bệnh này có thể dẫn đến việc điều trị không đúng cách hoặc bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo sớm. Việc nắm vững thông tin chính xác về triệu chứng, phương pháp điều trị, và biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Hãy luôn cập nhật kiến thức từ các nguồn uy tín và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ nghi ngờ nào. Đảm bảo bạn và gia đình đều hiểu đúng về sốt xuất huyết sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả nhất.