Cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ là chủ đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Do trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh, sức đề kháng yếu, ý thức phòng bệnh chưa cao. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho phụ huynh các bệnh mùa nắng nóng thường gặp và cách để phòng ngừa hiệu quả nhất.
1. Bệnh mùa nắng nóng là gì?
Nhiệt độ cơ thể khỏe mạnh được duy trì bởi hệ thống thần kinh. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể cố gắng duy trì nhiệt độ bình thường bằng cách truyền nhiệt. Cụ thể, cơ thể sẽ đổ mồ hôi giúp giữ cho nhiệt độ mát mẻ. Khi này, một số bệnh mùa nắng nóng xảy ra khi cơ thể của trẻ không còn đủ khả năng truyền nhiệt này.
Nhiệt độ không khí tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh bùng phát
Vào mùa nắng nóng, không khí thiếu độ ẩm là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh mùa nắng nóng nhất. Bởi lẽ khi này sức đề kháng của trẻ còn tương đối yếu. Ngoài ra, trẻ có ý thức tự phòng bệnh chưa cao, ít nghỉ ngơi và uống không đủ nước.
Tăng thân nhiệt có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường quá nóng, chẳng hạn như khi để trẻ trong xe hơi. Nhiệt độ nóng cũng có thể tích tụ trong những không gian nhỏ, nơi thông gió kém, chẳng hạn như gác xép hoặc phòng lò hơi. Những người làm việc trong những môi trường này có thể nhanh chóng phát triển chứng tăng thân nhiệt.
Điểm danh 10 thực phẩm trị táo bón cho trẻ mà phụ huynh nên biết
Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc kê đơn, chế độ ăn gồm những thực phẩm trị táo bón cho trẻ cũng là phương pháp tối ưu để trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về thực…
2. Một số bệnh mùa nắng nóng thường gặp ở trẻ nhỏ
2.1 Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là một bệnh nhiễm trùng ống tài ngoài, xảy ra khi nước bị giữ lại trong tai. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Trẻ em có thể bị bệnh viêm tai ngoài do vui chơi ở hồ bơi hoặc biển.
Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài như tai bị đầy, ngứa và đau. Một số trẻ có thể bị mất thính giác tạm thời.
2.2 Say nắng
Say nắng xảy ra khi trẻ dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời dẫn đến nhiệt độ cơ thể quá cao. Say nắng có thể gây ra mạch nhanh, mất phương hướng, buồn nôn, lưỡi sưng khô và da nóng đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, say nắng có thể khiến trẻ bất tỉnh.
2.3 Phát ban nhiệt
Trẻ bị phát ban nhiệt có những triệu chứng như nổi các mẩn đỏ hồng ở đầu, cổ và vai. Phát ban nhiệt thường là do mặc quần áo quá dày khi trời nắng nóng.
2.4 Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một tình trạng phổ biến, có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như cảm lạnh, chẳng hạn như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và tăng áp lực xoang.
2.5 Ngộ độc thực phẩm
Nhiệt hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Khi trẻ ăn phải thực phẩm có chứa một số loại vi khuẩn và vi rút. Sau đó, vi sinh vật tiếp tục phát triển trong đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng. Các triệu chứng thường bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, kèm theo sốt.
Điểm danh 5 loại thức ăn dặm mà trẻ sơ sinh bị táo bón nên ăn
Trẻ bị táo bón nên ăn gì là băn khoăn của nhiều phụ huynh, nhất là với trẻ sơ sinh. Chế độ ăn thiếu chất xơ, chất lỏng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ. Do đó, chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong chế…
3. Cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ đơn giản nhất
Một số phương pháp phụ huynh có thể áp dụng để ngăn ngừa bệnh mùa nắng nóng cho trẻ bao gồm:
3.1 Đừng ôm trẻ sơ sinh quá mức
Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm và dễ bị sốc nhiệt
Ngay cả khi ở trong nhà, trẻ sơ sinh cũng có thể dễ bị say nắng nếu quấn quá chặt. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là từ 20 – 22 độ C. Quấn trẻ với chăn thoải mái và nhẹ nhàng. Cha mẹ cũng cần chú ý những dấu hiệu khi trẻ bị nóng như đổ mồ hôi hoặc cảm thấy ấm khi chạm vào trẻ.
3.2 Bổ sung thực phẩm giải nhiệt
Mất nước có thể dẫn đến mất chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, một cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ tốt nhất đó là ăn nhiều những thức ăn thanh nhiệt, mát gan. Trái cây và rau quả à một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống lành mạnh vào mùa hè, vừa giữ cho cơ thể đủ nước đồng thời duy trì chất dinh dưỡng vitamin A và vitamin C trong cơ thể. Điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ con bạn khỏi say nắng.
3.3 Giữ đủ nước
Trẻ em 10 tuổi trở lên cần uống khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày
Khuyến khích con bạn uống nước thường xuyên và luôn có sẵn nước bên người. Vào những ngày nắng nóng, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có thể bú thêm sữa. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước, đặc biệt là trong 6 tháng đầu tiên. Trẻ nặng 10 kg cần đảm bảo uống đủ 1 lít nước mỗi ngày. Với trẻ trên 10 tuổi, nhu cầu nước uống của trẻ tương đương với người trưởng thành
3.4 Hạn chế ra nắng
Cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý đó là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trẻ em cần tránh các giờ nắng cao điểm vì đó là lúc tia UV mạnh nhất. Bôi một lượng nhỏ kem chống nắng lên vùng da tiếp xúc của trẻ, ít nhất 30 phút trước khi ra nắng.
3.5 Mặc quần áo rộng rãi
Cho trẻ mặc quần áo sáng màu, mỏng nhẹ khi thời tiết nắng nóng
Cha mẹ nên chọn các loại vải cotton rộng rãi và quần áo sáng màu cho con bạn trong mùa hè. Chúng có tác dụng phản xạ tia nắng mặt trời và tối đa hóa sự bay hơi của mồ hôi. Hạn chế cho trẻ mặc áo chất liệu thấm hút để mồ hôi. Trẻ em có khả năng tiết mồ hôi thấp hơn người lớn.
3.6 Không để trẻ trong ô tô một mình
Ô tô có thể nhanh chóng nóng lên đến nhiệt độ nguy hiểm. Trẻ em bị bỏ quên trong ô tô có thể bị đột quỵ do nhiệt hoặc thậm chí tử vong. Khi rời khỏi xe, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng mọi người đã ra khỏi xe. Đừng bỏ qua bất kỳ trẻ em đã ngủ trong xe.
3.7 Nghỉ ngơi nhiều hơn
Trẻ em nên hạn chế vận động trong thời tiết nắng nóng
Một cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ đơn giản nhất đó là thiết lập thời gian nghỉ ngơi. Nắng nóng thường có thể khiến trẻ em cảm thấy mệt mỏi. Hãy cho trẻ xuyên vào nhà để làm mát, nghỉ ngơi và uống nước. Hạn chế vui chơi trong thời gian này để trẻ không bị mất sức.
Điểm danh 10 cách giúp trẻ ngủ xuyên đêm, tăng cường sức khoẻ
Nắm được cách giúp trẻ ngủ xuyên đêm sẽ ngăn chặn hiện tượng rối loạn chu kỳ sinh học, nâng cao thể chất, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nâng cao chất lượng giấc ngủ của bé. 1. Tìm…
4. Khi nào trẻ cần được gặp bác sĩ?
Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của trẻ lên đến 40 độ C hoặc cao hơn. Trẻ bị say nắng cần được đưa đến trung tâm y tế ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương ở não bộ cũng như những cơ quan khác.
Trên đây là một số thông tin về cách phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ hiệu quả. Ngoài ra, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt thật lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh dịch và phát triển tối ưu.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/nhung-cach-don-gian-giup-tre-tang-de-khang-phong-benh-mua-nang-nong