4 Nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết không nên ăn

Dinh dưỡng hợp lý là một trong những yêu cầu quan trọng trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết. Vậy, trẻ sốt xuất huyết không nên ăn gì để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng sốt xuất huyết. Đọc ngay bài viết sau của CAREUP.VN để được giải đáp thắc mắc này, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: 4 Nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết không nên ăn

Bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết ngoài triệu chứng sốt cao đột ngột, còn các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp, buồn nôn và nôn, nổi hạch, phát ban. Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi của trẻ sốt xuất huyết. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm bố mẹ không nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn. Ngoài ra, bài viết cũng chia sẻ 2 nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết nên được tăng cường tiêu thụ.

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ sốt xuất huyết không nên ăn gì?

Có 4 nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết không nên ăn:

– Thực phẩm có màu sẫm như trái cây có màu tím hoặc đỏ, sô cô la,… có thể làm thay đổi màu sắc của chất nôn, nước tiểu và phân, khiến bố mẹ bối rối trong việc nhận biết biến chứng xuất huyết niêm mạc. Bởi thế, bố mẹ không nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn thực phẩm có màu sẫm.

– Thực phẩm nhiều chất béo: Sốt xuất huyết làm suy giảm chức năng tiêu hóa. Thực phẩm nhiều chất béo có thể làm trẻ khó tiêu. Thực phẩm nhiều chất béo điển hình có thể kể đến ở đây là thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu thực vật, mỡ động vật.

4 Nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết không nên ăn

Thực phẩm nhiều chất béo điển hình là thực phẩm chiên, rán.

– Thực phẩm chua, cay, mặn: Thực phẩm chua, cay, mặn thúc đẩy sự tích tụ acid trong dạ dày, kích thích thành dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

– Đồ uống có chất kích thích: Trẻ sốt xuất huyết cần nhiều chất lỏng để Hydrat hóa. Cà phê, trà,… hay nói chung là đồ uống có chất kích thích có thể dẫn đến tình trạng mất nước, trụy mạch.

2. Danh sách thực phẩm bố mẹ nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn

Bố mẹ nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn 2 nhóm thực phẩm sau: Thực phẩm giàu đạm và thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất.

2.1. Thực phẩm giàu đạm

– Thịt gà: Thịt gà nhiều đạm, chất xơ, Vitamin A, E, C, B6, B12, B1, B2, PP và các khoáng chất Canxi, Phốt Pho, Sắt, Selen, đặc biệt là Kẽm. Để bổ sung thịt gà cho trẻ, bố mẹ nên chế biến thịt gà thành các món cháo gà, súp gà, canh gà,… Những món này vừa dễ tiêu vừa có thể cung cấp nước và các chất điện giải, hạn chế nguy cơ mất nước, trụy mạch khi sốt cao cho trẻ.

– Cá: Trẻ sốt xuất huyết nên ăn cá, đặc biệt là các loại cá béo – là các loại cá tốt nhất, giàu acid béo Omega 3 và Vitamin D. Một số loại cá béo phổ biến là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi,…

– Trứng: Trứng giàu đạm, chất béo, Vitamin A, B2, B5, B12, Folate, Phốt Pho, Selenium, Niacin, Kali, Riboflavin và Magie,… Trong đó, đạm và Niacin, Kali, Riboflavin và Magie chủ yếu chứa trong lòng trắng. Còn lòng đỏ tập trung các chất dinh dưỡng khác.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cách nhận biết sớm, điều trị đúng

4 Nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết không nên ăn

Đạm và Niacin, Kali, Riboflavin và Magie chủ yếu chứa trong lòng trắng.

– Sữa: Sữa là nguồn đạm và Canxi tự nhiên dồi dào. Ngoài giàu dinh dưỡng, sữa rất dễ hấp thụ nên bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ sốt xuất huyết tiêu thụ sữa.

– Các loại hạt: Hạt và các sản phẩm từ hạt là nguồn cung cấp đạm, chất xơ, chất béo, Sắt, Canxi, Magie, Selen, Phốt Pho, Vitamin E và một số loại vitamin B,… rất lành mạnh.

2.2. Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất

Vitamin cần thiết nhất của trẻ sốt xuất huyết là Vitamin C. Đây là loại Vitamin vừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch vừa có khả năng củng cố tính bền vững của thành mạch, hạn chế biến chứng xuất huyết. Dưới đây là 6 loại trái cây giàu Vitamin C và khoáng chất, bố mẹ nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn:

– Cam: Trong 100g cam ăn được chứa Canxi 34mg, Phốt Pho 23mg, Sắt 0.4mg, Kẽm 0.22mg, Vitamin C 40mg, Folate 30µg, Vitamin A 8µg, Vitamin E 0.18µg, β-carotene 29µg.

– Chanh: Tương tự cam, chanh cũng là một nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào. Ngoài ra, chanh còn chứa nhiều Acid Citric, được biết đến như một hợp chất có khả năng thải độc, giảm mệt mỏi, giảm viêm, điều chỉnh chỉ số đường huyết cho cơ thể.

– Bưởi: Bưởi chứa nhiều Vitamin C, A, B, Kẽm, Đồng, Sắt,…

– Dừa: Nước dừa không chỉ chứa Vitamin C mà còn chứa đường, chất béo, Acid amin, Acid hữu cơ, enzyme, Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và các khoáng chất Kali, Natri, Canxi, Magie, Selen, Đồng, Kẽm,… Với hàm lượng Kali dồi dào, nước dừa là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn để bù nước, cân bằng điện giải, tối ưu hoạt động hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch,…

4 Nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết không nên ăn

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản được không?

Với hàm lượng Kali dồi dào, nước dừa là lựa chọn hoàn hảo để bù nước, cân bằng điện giải.

– Lựu: Ngoài Vitamin C, lựu còn giàu sắt. Chính vì vậy, lựu rất tốt cho máu. Đối với trẻ sốt xuất huyết, lựu là trái cây tuyệt vời, bởi nó có thể hỗ trợ duy trì số lượng tiểu cầu bình thường trong máu, dự phòng biến chứng giảm tiểu cầu của sốt xuất huyết.

– Ổi: So với cam, ổi chứa Vitamin nhiều gấp 4 lần. Cụ thể, 100g ổi chứa 228mg Vitamin C.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Có 4 nhóm thực phẩm mà trẻ không nên ăn, bao gồm thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có gas, và các món ăn khó tiêu. Những loại thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình hồi phục. Thay vào đó, hãy bổ sung cho trẻ các món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp và các loại nước ép trái cây. Việc tránh những thực phẩm không phù hợp sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng trong quá trình điều trị sốt xuất huyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *