Triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường gặp là gì? Những biểu hiện khi trẻ sơ sinh mắc hen suyễn ra sao? Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh mắc hen suyễn như thế nào? Tất cả thắc mắc của bố mẹ về vấn đề trẻ sơ sinh bị hen suyễn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 3 triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường gặp
1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh hen suyễn phổ biến
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh hen suyễn phổ biến
Hen suyễn ở trẻ là một bệnh viêm phổi và đường thở – các cơ quan vận chuyển không khí ra vào phổi. Trẻ sơ sinh nếu mắc hen suyễn thì đường hô hấp của bé sẽ bị kích thích và sưng lên. Hơn thế, bệnh này còn có nguy cơ cao ảnh hưởng đến khả năng thở của bé.
Hiện nay, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn chiếm tới 10%. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với người lớn. Trong khi đó, hen suyễn là một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm nhất mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải.
Do đó, với trẻ trẻ sơ sinh mắc hen suyễn, bố mẹ cần phát hiện và cho bé đi điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu được điều chăm sóc, điều trị tốt, trẻ hen suyễn vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.
2. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường gặp
Việc phát hiện sớm trẻ mắc hen suyễn có ý nghĩa quan trọng. Nhờ đó, bé được hỗ trợ điều trị sớm, các triệu chứng nhanh suy giảm, cơ thể chóng khỏe mạnh trở lại.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở lứa tuổi nào?
3 triệu chứng trẻ sơ sinh mắc hen suyễn thường gặp
Dưới đây là 3 triệu chứng trẻ sơ sinh mắc hen suyễn thường gặp:
2.1. Trẻ sơ sinh ho nhiều vào ban đêm
Trẻ ho nhiều, ho dai dẳng là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc hen suyễn. Bên cạnh đó, nếu quan sát thấy bé ho có đờm, ho nhiều vào ban đêm thì khả năng cao bé đã mắc hen suyễn.
2.2. Trẻ sơ sinh có biểu hiện khó thở, thở khò khè
Trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường thở khò khè. Lý do là bởi đường thở của bé bị phù nề, không khí mỗi khi đi qua sẽ tạo âm thanh rít, khò khè. Đặc biệt hơn, triệu chứng này thường xảy ra khi bé ngủ hoặc khi gặp các yếu tố kích ứng.
2.3. Trẻ sơ sinh thở nhanh, thở gấp
Vì đường dẫn khí bị thu hẹp khiến lượng oxy không đủ cung cấp cho cơ thể nên trẻ mắc hen suyễn hay có dấu hiệu thở gấp và nặng nề hơn trẻ bình thường. Bố mẹ khi quan sát thấy con xuất hiện dấu hiệu này thì có thể nghi ngờ trẻ đã mắc hen suyễn.
Ngoài các triệu chứng đặc trưng kể trên, những trẻ sơ bị dị ứng, chàm, bệnh về hô hấp và trong gia đình từng có người mắc bệnh hen suyễn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bố mẹ có thể căn cứ vào triệu chứng hay tiểu sử bệnh của bé để nghi ngờ bé đã mắc hen suyễn.
Lưu ý rằng, bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh nói riêng, các bé dưới 2 tuổi nói chung, rất khó chẩn đoán. Để chắc chắn bé có bị hen suyễn hay không, bố mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện. Tại đây, bé sẽ được bác sĩ thăm khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết thì mới có thể xác định được bệnh tình.
3. Những biến chứng nguy hiểm trẻ sơ sinh mắc hen suyễn có thể mắc phải
Trẻ sơ sinh hen suyễn rất nguy hiểm, nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bé có thể gặp phải các biến chứng sau:
– Suy giảm chức năng phổi. Nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở ở trẻ kéo dài thì khả năng đàn hồi của các phế nang sẽ bị suy giảm, khí cặn bên trong phổi tăng dần và hạn chế khí thở đi ra. Lâu ngày, các chức năng phổi của trẻ bị suy giảm sẽ gây rối loạn thông khí phổi, đờm bít tắc phế nang dẫn tới xẹp phổi.
– Tràn khí màng phổi. Cơn hen phế quản khiến các phế nang của trẻ bị giãn rộng ra, gây tăng áp lực bên trong phế nang. Trường hợp trẻ trong cơn hen nếu vận động mạnh hay làm việc nặng sẽ tăng nguy cơ vỡ phế nang, gây tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
– Suy hô hấp. Trẻ sơ sinh hen suyễn nặng dễ gặp phải tình trạng khó thở liên tục, suy hô hấp, người bị tím tái, thậm chí đôi lúc ngừng thở. Với trường hợp này, bé cần cấp cứu và dùng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Nếu vấn đề suy hô hấp ở trẻ hen suyễn kéo dài, không được điều trị tích cực, trẻ có nguy cơ tổn thương não vì thiếu oxy lên não.
4. Cách điều trị và chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh mắc hen suyễn
Hen suyễn là bệnh mãn tính khó chữa khỏi dứt điểm. Do đó, trẻ sơ sinh mắc hen suyễn chưa chắc đã có thể điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bé được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh dù không khỏi hẳn thì cũng có thể hoàn toàn kiểm soát được.
Khi quan sát thấy con xuất hiện các triệu chứng nghi mắc hen suyễn, bố mẹ cần cho bé đi khám ngay để xác định chắc chắn con có mắc hen suyễn không. Trường hợp trẻ có mắc hen suyễn, bé cần được bác sĩ hỗ trợ điều trị tích cực để sớm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tiêu chảy cấp là gì: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn dự phòng
Trẻ sơ sinh mắc hen suyễn cần được điều trị và chăm sóc tích cực để giảm nhẹ các triệu chứng
Nếu bé được bác sĩ chỉ định cho điều trị tại nhà, bố mẹ cần đảm bảo cho con uống đầy đủ thuốc theo đơn kê. Bố mẹ hãy luôn ở bên và chăm sóc tích cực để sức khỏe của bé mau hồi phục. Mẹ hãy cho bé bú đủ để bé có sức khỏe tốt chống lại bệnh.
Trẻ sơ sinh hen suyễn có thể lên cơn hen bất cứ lúc nào, vì thế bố mẹ cần có kỹ năng để xử lý kịp thời. Khi thấy trẻ lên cơn hen, bố mẹ cần sử dụng thuốc cắt cơn (được chỉ định bởi bác sĩ) và cho bé nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng. Khi bé xuất hiện các triệu chứng thất thường như khó thở, thở nhanh, thở gấp, môi hay đầu ngón tay tím tái… bố mẹ cần cho bé cấp cứu gấp để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, tránh biến chứng nặng.
5. Các biện pháp phòng ngừa hen suyễn cho trẻ sơ sinh
Đối với các trẻ sơ sinh mắc hen suyễn, ngoài điều trị và chăm sóc tích cực, bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa các cơn hen xảy đến với trẻ:
– Không nên nuôi các loại thú cưng trong nhà. Vì lông thú cưng chính là thủ phạm gây tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh hen suyễn;
– Người nhà không hút thuốc lá ở gần trẻ sơ sinh hen suyễn;
– Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ các nấm mốc hay bụi bẩn, nhằm đảm bảo an toàn cho bé;
– Mẹ cần ăn uống, giữ gìn sức khỏe tốt để đảm bảo có nguồn sữa dồi dào, giàu dinh dưỡng cho con. Đây cũng là cách mẹ giúp bé tăng đề kháng, có sức khỏe tốt để đẩy lùi bệnh hen suyễn.
“Kết luận: Nhận diện và điều trị sớm các triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe của bé. Bố mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở và khò khè để kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa. Việc theo dõi sức khỏe định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng hen suyễn và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia để nhận được phương pháp điều trị phù hợp và chính xác nhất cho bé.”