Viêm tai xương chũm được biết đến là biến chứng khá phổ biến khi trẻ mắc viêm tai giữa nhưng không được điều trị cẩn thận và dứt điểm. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị viêm xương chũm, mời bạn đọc xem ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Viêm tai xương chũm ở trẻ: nguyên nhân và phác đồ điều trị
1. Nguyên nhân gây viêm tai xương chũm ở trẻ do đâu?
Viêm xương chũm là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở đối tượng trẻ em
Viêm tai xương chũm là tình trạng nhiễm trùng ở vùng xương chũm bao quanh tai trong và tai giữa. Theo chuyên gia, xương chũm là bộ phận quan trọng, có tác dụng bảo vệ cấu trúc tai, điều chỉnh áp lực tai và hạn chế tối đa các chấn thương có thể xảy ra với xương thái dương. Do đó, khi trẻ bị viêm xương chũm, vấn đề này cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không lây lan nhiễm trùng sang các bộ phận khác bên trong tai, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nặng có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xương chũm ở trẻ em hiện có rất nhiều. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do trẻ bị viêm tai giữa cấp tính diễn tiến gây bít tắc ống Eustachian gây nên tình trạng viêm và nhiễm trùng phần xương chũm. Bên cạnh đó, trẻ em cũng có thể bị viêm xương chũm do các nguyên nhân sau:
– Biến chứng từ bệnh viêm tai giữa mạn tính;
– Trẻ bị viêm tai sau khi vừa mắc cúm, sởi, ho gà hay bạch hầu;
– Trẻ bị nhiễm trùng tai bởi các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus hay Haemophilus influenza.
Ngoài ra, các bé từ 3 – 16 tháng tuổi, bé có sức đề kháng yếu cũng thuộc đối tượng tiềm ẩn nguy cơ viêm tai nói chung và viêm xương chũm nói riêng khá cao. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý hơn việc bảo vệ sức khỏe đôi tai cho trẻ.
2. Bệnh viêm xương chũm xảy ra ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: 7 Bến chứng thủy đậu ở trẻ em bố mẹ nhất định phải biết
Trẻ bị viêm xương chũm có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách
Hiện nay, bệnh viêm xương chũm ở trẻ em thường được chia thành 2 loại gồm:
– Viêm xương chũm cấp tính: loại này thường hay xảy ra sau khi trẻ mắc viêm tai giữa. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ mắc viêm xương chũm cấp tính có nguy cơ chuyển thành viêm tai giữa mạn tính.
– Viêm xương chũm mạn tính: thường xảy ra với trẻ bị tình trạng chảy mủ thối tai tới trên 3 tháng mà chưa thể điều trị khỏi dứt điểm.
Dù là viêm xương chũm cấp tính hay mãn tính thì đều có thể gây tổn hại nhất định tới sức khỏe và chức năng nghe của tai. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, trẻ mắc viêm xương chũm sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Trẻ có thể bị liệt mặt, suy giảm nghiêm trọng hoặc mất hẳn thính lực;
– Biến chứng áp xe dưới màng xương;
– Tình trạng viêm lan rộng gây ra áp xe cả vùng bên cổ;
– Áp xe thùy thái dưới, tiểu não, ngoài màng cứng hay dưới màng cứng;
– Biến chứng huyết khối xoang tĩnh mạch.
3. Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh viêm xương chũm cho trẻ
Do kết cấu phần xương chũm nằm tận sâu bên trong tai nên công tác điều trị bệnh lý này cũng tương đối khó khăn. Trẻ mắc viêm xương chũm cần đi khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng viêm xương chũm và cả thể trạng hiện tại.
>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi, bố mẹ tham khảo
Phác đồ điều trị viêm xương chũm cho trẻ cần được chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn
3.1. Chữa viêm tai xương chũm bằng điều trị nội khoa
Với trường hợp trẻ viêm xương chũm ở mức độ bình thường, được phát hiện và chữa kịp thời thì có thể áp dụng điều trị nội khoa, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc thường được sử dụng điều trị nội khoa với viêm xương chũm bao gồm:
– Thuốc kháng sinh liều cao, phổ rộng nhằm xử lý tình trạng nhiễm trùng xương chũm tai trẻ đang gặp phải. Nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 2, 3 thường được bác sĩ ưu tiên sử dụng trong trường hợp này.
– Thuốc hạ sốt nếu trẻ viêm xương chũm xảy ra sốt cao trên 38,5 độ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường khuyên phụ huynh và người chăm sóc nên kết hợp với việc chườm ấm các vùng như trán, bẹn và nách để cơ thể bé được thoải mái và nhanh hạ nhiệt hơn.
– Thuốc chống viêm, giảm đau thuộc nhóm steroid cũng thường được bác sĩ thêm vào phác đồ điều trị cho bé viêm xương chũm.
– Thuốc hỗ trợ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ: dung dịch sát khuẩn hay dụng cụ hút mũi cho trẻ nếu cần.
3.2. Chữa viêm tai xương chũm bằng điều trị ngoại khoa
Phác đồ điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với trường hợp trẻ mắc viêm xương chũm ở mức độ nặng, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cao. Với cách này, bệnh của trẻ sẽ được can thiệp xử lý bằng các phẫu thuật như:
– Phẫu thuật mở sào bào để dẫn lưu dịch mủ thoát ra ngoài qua màng nhĩ và xử lý làm làm sạch các mô viêm;
– Phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn xương chũm nếu như trước đó đã áp dụng điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng không cho hiệu quả như mong đợi;
– Một số phẫu thuật khác để loại bỏ tế bào xương chũm hay chỉnh sửa xương chũm cho trẻ.
Lưu ý rằng, dù áp dụng phác đồ điều trị nào thì trẻ viêm xương chũm trong thời gian điều trị cũng cần được nghỉ ngơi nhiều và cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng cân bằng. Điều này sẽ giúp trẻ có một thể trạng và sức đề kháng tốt nhất để sớm đẩy lùi bệnh tật. Phụ huynh có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng chứ tuyệt đối không nên áp dụng kiêng khem phản khoa học, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
4. Các biện pháp giúp phòng bệnh viêm xương chũm cho trẻ
Bệnh viêm tai nói chung và viêm xương chũm nói riêng luôn có thể tái lại bất cứ lúc nào. Do đó, các phụ huynh nâng cao biện pháp phòng bệnh cho bé:
– Tiêm vaccine hiện là cách hiệu quả nhất giúp bé phòng ngừa các bệnh lý về viêm tai, bao gồm cả viêm xương chũm. Phụ huynh nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm chủng ngừa bệnh cho trẻ.
– Trẻ mắc viêm tai giữa hay các bệnh về hô hấp cần được điều trị kịp thời và triệt để để không biến chứng thành viêm xương chũm, kéo dài thời gian và chi phí điều trị.
– Xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng, không đưa tay vào miệng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây các bệnh về tai mũi họng. Phụ huynh cũng nên chú ý vệ sinh tai cho trẻ đúng cách và nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm tai xương chũm ở trẻ em là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nguyên nhân phổ biến của viêm tai xương chũm thường liên quan đến nhiễm trùng tai giữa lan rộng, và các triệu chứng bao gồm đau tai, sốt cao và khó chịu. Để điều trị hiệu quả, cần tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bao gồm sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể cần đến các phương pháp can thiệp như phẫu thuật. Theo dõi tình trạng của trẻ một cách chặt chẽ và thực hiện các bước điều trị theo chỉ dẫn sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.