TOP 3 thực đơn tốt cho người cao huyết áp

Thực đơn cho người cao huyết áp là mối quan tâm của nhiều người. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cao huyết áp cần đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, ngoài ra phải loại bỏ những thực phẩm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh cao huyết áp và gợi ý những thực đơn tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.

Bạn đang đọc: TOP 3 thực đơn tốt cho người cao huyết áp

1. Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp

1.1 Bệnh cao huyết áp là gì?

Huyết áp là sự kết hợp của lực đàn hồi của động mạch và áp lực do tim co bóp để đẩy máu vào động mạch. Theo tình trạng tim co bóp và tim nghỉ, ta có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa hiện tượng tăng huyết áp giới hạn ở người trưởng thành là khi chỉ số huyết áp trong khoảng 140/90 mmHG – 159/95 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp vượt ngưỡng 160/95 mmHg thì được cho là cao huyết áp chính thức. 

Theo đó, tình trạng cao huyết áp được phân thành các cấp độ:

  • Cao huyết áp cấp độ 1 (nhẹ): Chỉ số huyết áp trong khoảng 140/90 mmHg – 159/95 mmHg.
  • Cao huyết áp cấp độ 2 (trung bình): Chỉ số huyết áp trong khoảng 160/95 mmHg – 179/100 mmHg/.
  • Cao huyết áp cấp độ 3 (nặng): Chỉ số huyết áp vượt 180/100 mmHg.

TOP 3 thực đơn tốt cho người cao huyết áp

Nếu chỉ số huyết áp vượt ngưỡng 160/95 mmHg thì được cho là cao huyết áp.

1.2 Triệu chứng bệnh cao huyết áp

Bệnh nhân cao huyết áp thường có các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, ù tai, mất ngủ, hồi hộp, mệt mỏi, dễ cáu gắt, tê tay chân, suy giảm trí nhớ…

Ngoài ra, bệnh cao huyết áp còn có thể gây ra những biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể như: 

  • Động mạch: gây hẹp hoặc tắc động mạch chi, động mạch cổ…
  • Não: nhũn não, xuất huyết não, nhức đầu,  mau quên…
  • Thận: suy thận, phù thận…
  • Tim: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Trong đó có các bệnh với tỷ lệ tử vong cao hàng đầu như tim mạch, đột quỵ… đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân. Không chỉ vậy, cao huyết áp là căn bệnh âm thầm khiến nhiều người không phát hiện. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn và gia đình nên thực hiện khám tầm soát để sớm phát hiện bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với lối sống lành mạnh cũng được xem là phương pháp cải thiện tình trạng bệnh cao huyết áp. 

2. Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cao huyết áp

Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân cao huyết áp nên có những thực phẩm cần thiết cũng như loại bỏ những thức ăn không có lợi cho sức khỏe.

2.1 Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn gì?

Thực đơn của người có bệnh cao huyết áp cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng đầy đủ:

Chất đạm (từ 0,8g – 1g protein): gà nạc, thịt và cá, ngoài ra có thể bổ sung thịt bò hoặc thịt cừu từ 1-2 lần/tuần.

Chất béo và dầu (25g-30g): Dầu thực vật chiết xuất từ cải dầu, ngô, ô liu, nghệ tây, bơ thực vật, hoặc mayonnaise ít béo…

Chất bột đường (300-320g): yến mạch, hạt bắp, mì

Vitamin và khoáng chất có trong rau củ : đặc biệt bổ sung Vitamin C để giúp giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi cho mạch máu như chanh, cam, ổi, kiwi, dâu tây… Vitamin E hỗ trợ chống oxy hóa, ngăn ngừa các chất béo không hòa tan, phòng tránh xơ cứng động mạch có trong bơ xoài, cà chua…

Tìm hiểu thêm: [Review] Kem chống nắng nâng tone cho da dầu loại nào tốt?

TOP 3 thực đơn tốt cho người cao huyết áp

Thực đơn cho người cao huyết áp cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm có lợi cụ thể như sau:

  • Các loại rau xanh như xà lách, cải xoăn, cải rổ, rau chân vịt, diếp cá giàu Kali giúp trung hòa Natri trong cơ thể, giúp hạ huyết áp. 
  • Những loại quả mọng như dâu tây,  mâm xôi dồi dào hợp chất Flavonoids có khả năng ngăn ngừa bệnh huyết áp cao và giúp giảm huyết áp
  • Trái cây có muối như cam, quýt, chanh bưởi có nhiều Vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp.
  • Cá hồi và các loại cá béo có hàm lượng axit béo omega-3 và Vitamin D cao giúp điều hòa huyết áp.
  • Các loại đậu như đậu hà lan, đậu lăng, đậu gà… có lượng chất xơ và protein cao. 
  • Sữa không đường chứa hàm lượng lớn Canxi và ít chất béo có ích cho bệnh nhân cao huyết áp.
  • Cháo bột yến mạch giàu chất xơ, ít Natri và chất béo.
  • Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khác như: chuối, hạt dẻ, cần tây, khoai tây, cà chuya, bông cải xanh, hạt chia, hạt lanh, hạt bí ngô, củ cải, rau dền và củ dền chứa nhiều dưỡng chất giúp điều chỉnh huyết áp.

2.2 Bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn gì?

Trong thực đơn cho người cao huyết áp không nên có các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều năng lượng, đường: Cụ thể như chocolate, thức ăn chứa nhiều đường glucose, đường mía… 
  • Thực phẩm có nhiều mỡ động vật.
  • Nội tạng động vật: vì chứa nhiều chất béo hòa tan và lượng cholesterol cao.
  • Thức ăn nhanh: đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo hòa tan, chất bảo quản hóa học và có hàm lượng muối cao.
  • Mì ăn liền: đây là món ăn tiện lợi nhưng lại làm tình trạng tăng huyết áp tệ hơn.
  • Dưa chua: vì chế biến bằng nhiều muối, không tốt cho sức khỏe của người cao huyết áp.
  • Các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, cà phê: đây là các chất gây ra bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

TOP 3 thực đơn tốt cho người cao huyết áp

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách uống nước tốt cho sức khỏe

Hạn chế dùng đường trong thực đơn cho người cao huyết áp.

3. Gợi ý thực đơn cho người cao huyết áp

Để cải thiện tình trạng cao huyết áp, cũng như giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe tốt, cần có một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với vận động thể dục thích hợp. Sau đây là 3 thực đơn cho người cao huyết áp trong 1 tuần

Ngày Thực đơn 1
Ngày 1 Buổi sáng: 1 ổ bánh mì + bơ đậu phộng không muối + 1  quả cam + 1 cốc sữa tách béo.

Buổi trưa: Salad gồm lê, rau bina tươi, hạnh nhân + 5-10 cái bánh quy lúa mì giảm Natri + 1 ly sữa tách béo.

Buổi tối: ½ chén cơm gạo lứt + cá + rau xanh + 1 ly nước dâu tươi.

Ngày 2 Buổi sáng: 1 ly nước trái cây hỗn hợp dưa, quả mọng, chuối và táo + 1 ly sữa chua ít béo + 1 muỗng cà phê bơ thực vật + trà thảo mộc .

Buổi trưa: Thịt gà +rau xanh + cà rốt + 1 ly sữa tách béo.

Buổi tối: 1 chén mì ý sốt cà chua (không muối) + 2 chén rau trộn Salad + 1 thìa dầu ô liu + 1 quả đào.

Ngày 3 Buổi sáng: 1 chén bột yến mạch nấu chín + 1 lát bánh mì nướng nguyên cám + 1 quả chuối + 1 ly sữa tách béo.

Buổi trưa: Salad cá ngừ không muối + 1 lát bánh mì nướng nguyên cám + 1 ly sữa tách béo.

Buổi tối: 1 chén cơm + thịt bò với rau củ + 1 ly nước trái cây.

Ngày 4 Buổi sáng: 1 lát bánh mì nướng nguyên cám + 1 ly sữa tách béo + 1 ít trái cây.

Buổi trưa: 1 chén cơm + canh cá nấu măng + cải thìa luộc + một ít trái cây.

Buổi tối: 1 chén cơm + canh rau muống + sườn không mỡ nướng.

Ngày 5 Buổi sáng: Phở bò + 1 ly sữa tách béo + một ít trái cây.

Buổi trưa: 1 chén cơm + canh mướp đắng hầm thịt + rau cải xào + một ít trái cây.

Buổi tối: 1 chén cơm + canh rau ngót nấu thịt + mực xào củ hành + bắp cải luộc.

Ngày 6 Buổi sáng: Xôi + 1 ly sữa tách béo + một ít trái cây.

Buổi trưa: 1 chén cơm + canh củ cải trắng nấu sườn +  trứng chưng thịt + một ít trái cây.

Buổi tối: 1 chén cơm + canh rau cải  nấu cá + sườn xào chua ngọt + một ít trái cây.

Ngày 7 Buổi sáng: Bún/hủ tíu + 1 ly sữa ít béo + một ít trái cây.

Buổi trưa: Bánh tráng cuốn thịt, rau sống, dưa leo + cá lóc nhồi thịt hấp + một ít trái cây.

Buổi tối: 1 chén cơm + đậu hũ sốt cà + canh thiên lý nấu thịt + một ít trái cây.

Ngày Thực đơn 2
Ngày 1 Buổi sáng: 1 ly bột yến mạch với sữa tách béo + 1 quả táo.

Buổi trưa:  Bánh mì sandwich từ ngũ cốc nguyên hạt ăn cùng cá ngừ và mayonnaise

Buổi tối: ! chén cơm + ức gà nấu đậu + bông cải xanh + cà rốt luộc 

Ngày 2 Buổi sáng: Bánh mì ăn với bơ thực vật + 1 ly nước cam + 1 quả táo.

Buổi trưa: Cơm thịt gà +rau trộn với phô mai ít béo.

Buổi tối: Cá hồi áp chảo + khoai tây nghiền + rau luộc.

Ngày 3 Buổi sáng: Bột yến mạch với sữa tách béo + 1 quả cam.

Buổi trưa: Bánh mì nguyên chất + gà nạc và phô mai ít béo.

Buổi tối: Cá tuyết phi lê áp chảo + súp lơ xanh và đậu xanh.

Ngày 4 Buổi sáng: Phở hoặc hủ tiếu + nước cam ép.

Buổi trưa: Salad + trứng luộc + cá nướng.

Buổi tối: 1 chén cơm gạo lứt + thịt heo xào ớt chuông + rau muống luộc.

Ngày 5 Buổi sáng: Thịt xông khói + trứng luộc + 2 lát bánh mì lúa mạch nước + 1 ly nước ép trái cây.

Buổi trưa: Miến cua + rau trộn.

Buổi tối: Mì Ý sốt cà  chua + nấm và đậu Hà Lan.

Ngày 6 Buổi sáng: Bánh cuốn + nước cam

Buổi trưa: Gà nướng mật ong + Salad

Buổi tối: Bít tết thịt bò + khoai tây nghiền + 1 ly rượu vang đỏ

Ngày 7 Buổi sáng: Bánh ướt + nước chanh

Buổi trưa: Cá hồi áp chảo + bánh quy

Buổi tối: Thịt heo nướng + bông cải xanh luộc.

Ngày Thực đơn 3
Ngày 1 Buổi sáng: Bánh canh thịt + 1 ly sữa đậu nành + 1 quả chuối.

Buổi trưa: 1,5 chén cơm + cá ba so kho + cải cúc xào + canh mồng tơi + 1 miếng dưa hấu.

Buổi tối: 1 chén cơm + thịt kho tiêu + đậu que xào + 1 trái táo tây nhỏ.

Ngày 2 Buổi sáng: Phở gà + 1 ly sữa tách béo + một ít nho ngọt.

Buổi trưa: 1,5 chén cơm + cá thu sốt cà chua + bông cải luộc + canh cải xanh + 1 quả kiwi.

Buổi tối: 1 chén cơm + đậu hủ sốt cà + bắp cải luộc 

Ngày 3 Buổi sáng: 1 chén xôi đậu xanh + 1 chén bơ dằm.

Buổi trưa: 1,5 chén cơm + khổ qua dồn cá thát lát + rau bí luộc + 1 trái xoài chín.

Buổi tối: 1 chén cơm + tôm kho + bầu luộc + canh cải xoong + một ít đu đủ chín.

Ngày 4 Buổi sáng: 1 ổ bánh mì cá + 1 ly sữa đậu nành + 1 trái chuối.

Buổi trưa: 1,5 chén cơm + khổ qua xào trứng.

Buổi tối: 1 chén cơm + cá rô phi chưng tương + canh rau ngót cá rô + ¼ trái thanh long.

Ngày 5 Buổi sáng: Xôi bắp + 1 hũ sữa chua + một ít dâu tây.

Buổi trưa: 1,5 chén cơm + nấm kho đậu hủ + canh súp + ¼ quả bưởi.

Buổi tối:

Ngày 6 Buổi sáng: Bánh ướt + 1 ly sữa tách béo + 1 trái lê nhỏ.

Buổi trưa: 1 chén cơm + gà kho gừng + đậu rồng luộc + súp đậu + 1 trái cam.

Buổi tối: 1 chén cơm + mực xào thập cẩm + rau muống xào tỏi + canh cà chua trứng.

Ngày 7 Buổi sáng: Hủ tiếu thịt heo + 1 ly chè đậu đen + 1 múi sầu riêng.

Buổi trưa: 1,5 chén cơm + canh chua cá hú + cá bống kho tiêu + 1 trái cam nhỏ.

Buổi tối: Cháo gà + gỏi + 1 trái vú sữa

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về thực đơn cho người cao huyết áp. Song song đó, nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *