Viêm tuyến giáp là căn bệnh không hiếm gặp và gây những ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, việc kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý này rất quan trọng. Vậy có các nhóm thuốc tuyến giáp nào giúp điều trị bệnh lý này? Bệnh nhân nên lưu ý những gì khi sử dụng thuốc? Tìm hiểu ngay cùng Careup.vn qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về thuốc tuyến giáp giúp điều trị viêm tuyến giáp
1. Viêm tuyến giáp là bệnh lý gì?
Tuyến giáp là một phần thuộc hệ thống nội tiết. Tuyến giáp giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng. Cụ thế, nó sản xuất và giải phóng một lượng hormone giáp cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Các bệnh về tuyến giáp xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và có những triệu chứng khác nhau.
Trong đó, viêm giáp là một nhóm bệnh tuyến giáp đặc trưng bằng tình trạng viêm mô giáp bởi phản ứng tự miễn, do siêu vi, vi trùng, xạ trị, do thuốc,…
Tình trạng viêm có thể diễn ra qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn nhiễm độc tuyến giáp (còn gọi là cường giáp).
– Giai đoạn suy giáp hoặc giai đoạn nhược giáp.
– Giai đoạn bình giáp hoặc giai đoạn hồi phục.
Viêm giáp là một nhóm bệnh tuyến giáp đặc trưng bằng tình trạng viêm mô giáp
2. Các nhóm thuốc tuyến giáp điều trị viêm tuyến giáp phổ biến và lưu ý khi dùng
2.1. Nhóm thuốc tuyến giáp giúp điều trị viêm tuyến giáp
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc khác nhau. Dưới đây là những nhóm thuốc điều trị viêm tuyến giáp phổ biến để bạn tham khảo:
– Thuốc điều trị triệu chứng đau: Các cơn đau do viêm tuyến giáp truyền nhiễm cấp tính và viêm tuyến giáp bán cấp thường được kiểm soát bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, paracetamol. Một số trường hợp đặc biệt khi người bệnh quá đau có thể cần điều trị bằng thuốc corticosteroid.
– Các thuốc giúp giảm nhịp tim: Nhóm thuốc ức chế beta có thể cần thiết ở giai đoạn cường giáp. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ và liều lượng cần dùng tùy thuộc vào mỗi cá thể. Do đó, người bệnh cần được bác sĩ cân nhắc và chỉ định khi dùng thuốc.
– Hormone giáp: Khi người bệnh được xác định bị suy giáp vĩnh viễn, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng hormone giáp. Những giai đoạn suy giáp nặng cũng có thể cần sử dụng hormone giáp. Tuy nhiên, hormone giáp nếu dùng không đúng theo chỉ định hoặc không đúng liều lượng có thể gây nhiều hậu quả cho người bệnh, nhất là người bệnh tim mạch, tuyệt đối không tự mua thuốc uống. Liều lượng của thuốc cần được tính toán cân nhắc một cách kỹ càng, được bác sĩ có chuyên môn về Nội tiết điều chỉnh liều cho bệnh nhân.
– Thuốc kháng sinh: Bệnh nhân bị viêm giáp do vi trùng sinh mủ cần được dùng kháng sinh để khống chế tình trạng bị nhiễm trùng, tránh việc bị áp xe hóa và nhiễm trùng lan rộng tới các khu vực lân cận. Nếu áp xe hình thành ở tuyến giáp, bác sĩ có thể cần phải tiến hành hút dịch và mủ bằng chọc hút bằng kim nhỏ. Tình trạng bị nhiễm trùng nặng hoặc người bệnh cao tuổi, có suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh nền như bệnh xơ gan, suy thận, đái tháo đường nên chỉ định kháng sinh tĩnh mạch mạnh nhằm khống chế nhanh bệnh viêm giáp do vi trùng sinh mủ.
– Các thuốc tuyến giáp giúp điều trị hỗ trợ khác: Trong một số trường hợp, người bệnh quá đau, ăn uống kém, họ cần được hỗ trợ dinh dưỡng, bù dịch và điện giải đường tĩnh mạch.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc về thuốc nhỏ mắt Tobramycin 0.3%
Tùy tình trạng và mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc khác nhau
2.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc tuyến giáp điều trị viêm tuyến giáp
– Người bệnh cần dùng thuốc điều trị viêm tuyến giáp theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
– Dùng thuốc đúng liều lượng. Levothyroxine thường được sử dụng bằng đường uống. Levothyroxin đường tĩnh mạch chỉ được dùng trong bệnh viện. Liều lượng thuốc cần được bác sĩ điều chỉnh dựa trên nhu cầu, phản ứng của mỗi bệnh nhân và có thể thay đổi theo thời gian, độ tuổi và phản ứng của cơ thể. Người bệnh suy giáp cần tiến hành tái khám để kiểm tra các chỉ số TSH, T3, T4. Qua những chỉ số này, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp với từng giai đoạn của bệnh. Do đó, người bệnh không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp. Điều này giúp hạn chế gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
– Đảm bảo uống thuốc đúng giờ. Nội tiết tố tuyến giáp thường được hấp thu chủ yếu tại hồi tràng, hỗng tràng. Ngoài ra, có một lượng nhỏ được hấp thu ở tá tràng. Thuốc sẽ được hấp thu nhanh hơn khi đói bụng, với mức hấp thu cao nhất là 2h sau khi dùng. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để hấp thu nếu dùng cùng với những loại thuốc, chất bổ sung hoặc thực phẩm khác.
– Cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Khi liều hormone giáp vượt quá nhu cầu cần thiết, một vài người bệnh có thể gặp triệu chứng. Có thể kể đến như đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, giảm cân, hồi hộp, dễ kích thích, co cứng bụng, tiêu chảy, run, mất ngủ, đau đầu, vã mồ hôi, sợ nóng,… Do đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất cứ vấn đề nào khi dùng hormone tuyến giáp.
– Chú ý tương tác của thuốc. Dùng thuốc tuyến giáp cùng lúc với những thuốc khác có thể gây một số phản ứng bất lợi. Ví dụ như giảm hấp thu hoặc tăng bài tiết levothyroxine, ảnh hưởng tới khả năng liên kết của levothyroxin ở trong máu.
– Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Một trong những tác dụng của levothyroxine đó là kích thích tăng cường trao đổi chất ở trong cơ thể. Từ đó tăng việc giải phóng năng lượng và sinh nhiệt. Do đó, nhiều bệnh nhân cảm thấy nóng trong người, giảm cân, hồi hộp, nhịp tim nhanh,… Người bệnh bị suy giáp cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp về nhờn thuốc nếu dùng thuốc viêm mũi dị ứng kéo dài
Người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học
Hiện nay, vẫn chưa tìm được biện pháp cụ thể để phòng ngừa hoàn toàn bệnh viêm tuyến giáp nhưng người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác về phác đồ điều trị bệnh cũng như loại thuốc phù hợp nhất đối với tình trạng mỗi người.