Thuốc Tobramycin: Công dụng và liều dùng với mỗi trường hợp

Tobramycin là một loại thuốc kháng sinh được dùng trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng nhằm phù hợp với những trường hợp nhiễm khuẩn khác nhau. Cùng Careup.vn tìm hiểu rõ hơn về công dụng, liều dùng của loại thuốc này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thuốc Tobramycin: Công dụng và liều dùng với mỗi trường hợp

1. Công dụng của thuốc Tobramycin

Đây là một kháng sinh nhóm aminoglycosid, giúp diệt khuẩn. Thuốc có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn Gram âm hiếu khí cùng một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa phần các vi khuẩn yếm khí.

Thuốc được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như thuốc tiêm, dịch truyền, bột pha tiêm, dung dịch phun sương, dung dịch nhỏ mắt, mỡ tra mắt.

Nhờ công dụng diệt khuẩn mà thuốc được chỉ định rộng rãi trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn như:

– Bị nhiễm khuẩn ở hệ sinh dục – tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

– Kết hợp cùng thuốc khác với bệnh nhân viêm màng não.

– Bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da nặng như nhiễm tụ cầu ác tính ở vùng mặt.

– Bị nhiễm khuẩn vùng khớp.

– Đối với dạng hít, thuốc dùng riêng cho những người xơ nang tuyến tụy nhiễm Ps.aeruginosa và trẻ từ 6 tuổi trở lên.

– Dùng cho các người bệnh bị nhiễm khuẩn ở mắt.

Thuốc Tobramycin: Công dụng và liều dùng với mỗi trường hợp

Đây là một kháng sinh nhóm aminoglycosid, giúp diệt khuẩn

2. Liều dùng thuốc Tobramycin

2.1. Liều dùng của Tobramycin đối với người lớn

– Liều thông thường:

Dùng bằng cách tiêm ở bắp/tiêm tĩnh mạch/truyền tĩnh mạch với liều khoảng 3 mg/kg/ngày. Chia thành 3 liều nhỏ và cách nhau 8 giờ/lần hoặc dùng cả 1 lần/ngày.

– Trường hợp người bị nhiễm khuẩn nặng:

Như trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết sẽ dùng với liều 5 mg/kg/ngày. Chia nhiều liều nhỏ, cách nhau 6 – 8 giờ/lần hoặc có thể 1 lần/ngày. Sau đó, nếu đáp ứng tốt, nên giảm xuống còn 3 mg/kg càng sớm càng tốt.

– Trường hợp người bị nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu:

Tiêm bắp từ 2 – 3 mg/kg/ngày. Sử dụng 1 liều duy nhất.

– Trường hợp bị viêm phổi mạn do Pseudomonas aeruginosa ở người xơ nang tuyến tụy:

Hít dung dịch phun sương: Liều 300mg, cách nhau 12 giờ, trong 28 ngày. Liệu trình sau đó được lặp lại cách nhau 28 ngày, nghĩa là cứ nghỉ 28 ngày, rồi tiếp tục 28 ngày.

Đối với dạng bột hít: Liều 112 mg và cách nhau 12 giờ, trong 28 ngày. Liệu trình sau đó sẽ lặp lại cách nhau 28 ngày, nghĩa là cứ nghỉ 28 ngày, rồi lại tiếp tục 28 ngày.

– Trường hợp người bị nhiễm khuẩn mắt:

Sử dụng dạng thuốc mỡ tra mắt. Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ/vừa hoặc tra cứ cách 3 – 4h một lần cho tới khi bệnh có chuyển biến, sau đó giảm số lần tra trước khi dừng thuốc, khi bị nhiễm khuẩn nặng.

Hoặc dùng dạng dung dịch nhỏ mắt: Nhỏ 1 giọt vào kết mạc, cách nhau 4h/lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa. Đối với trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc mắt 1 giọt, cứ 1 giờ một lần. Tiếp tục điều trị tới khi đỡ, sau đó giảm dần số lần tra. Trước khi tra bằng thuốc mỡ hoặc dung dịch, bạn cần tiến hành rửa tay sạch sẽ và cẩn thận bảo quản thuốc để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Ứng dụng của Medrol 16mg trong điều trị viêm, dị ứng

Thuốc Tobramycin: Công dụng và liều dùng với mỗi trường hợp

Với trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc mắt 1 giọt, 1h/lần

2.2. Liều dùng của Tobramycin đối với trẻ em

– Trẻ sơ sinh gặp tình trạng nhiễm khuẩn huyết:

Dùng liều tiêm tĩnh mạch trong 3 đến 5 phút cách nhau 24h hoặc truyền tĩnh mạch.

– Trường hợp trẻ dưới 7 ngày tuổi:

Dùng với liều 2 mg/kg, cách 12h/lần.

– Trường hợp trẻ từ 7 đến 28 ngày tuổi:

Dùng với liều 2 đến 2,5 mg/kg, cách 8 giờ/lần.

– Với phác đồ chia thành nhiều liều trong ngày, tiêm tĩnh mạch chậm 3 tới 5 phút: Với trẻ từ 1 – 12 tháng liều là 2 – 2,5mg/kg, cách nhau 8h/lần; Trẻ từ 12 – 18 tuổi dùng với liều 1 mg/kg, cách 8 giờ/lần; Đối với nhiễm khuẩn nặng dùng liều tối đa là 5 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ, cách nhau 6 – 8 giờ/lần và giảm liều khi có thể.

– Với phác đồ 1 liều/ngày, thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch:

Trẻ 1 tháng tuổi – 18 tuổi liều ban đầu là 7 mg/kg, sau đó điều chỉnh theo nồng độ tobramycin ở trong huyết thanh.

2.3. Liều dùng với người mắc bệnh suy thận

Dùng phác đồ thông thường (nhiều liều/ngày) là:

– Độ thanh thải creatinin bằng hoặc lớn hơn 60 ml/phút, dùng liều cách 8h/lần.

– Độ thanh thải creatinin từ 40 – 60 ml/phút, dùng cách 12h/lần.

– Độ thanh thải creatinin từ 20 – 40 ml/phút, dùng cách 24h/lần.

– Độ thanh thải creatinin từ 10 – 20 ml/phút, dùng cách 48h/lần.

– Độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 10 ml/phút, dùng cách 72h/lần.

– Phác đồ liều cao dùng cách 48h/lần với người suy thận độ thanh thải creatinin từ 30 – 59 ml/phút và sau đó chỉnh liều thuốc tùy theo nồng độ thuốc huyết thanh.

3. Ai không nên dùng thuốc này?

Một số trường hợp bị chống chỉ định với loại thuốc này đó là:

– Quá mẫn cảm với tobramycin hoặc bất cứ thành phần nào ở trong thuốc.

– Với người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycoside, người bị nhược cơ, nghe kém và có bệnh thận cần cẩn thận khi dùng.

Thuốc Tobramycin: Công dụng và liều dùng với mỗi trường hợp

>>>>>Xem thêm: Hapacol 650 là thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng

Hãy nắm rõ những đối tượng nên và không nên dùng thuốc

4. Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc mà bạn cần biết

Khi gặp các phản ứng bất thường, bạn cần thông báo với bác sĩ để có thể được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

– Một số tác dụng phụ thường gặp gồm: Khi dùng dạng hít có thể khiến cho đờm bị thay đổi màu, ho, thay đổi giọng nói; có cảm giác khó chịu ở ngực, thay đổi vị giác bất thường, khô miệng. Nếu dùng đường tiêm có thể gây đau tại chỗ tiêm, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

– Tác dụng phụ ít gặp gồm: Phản ứng quá mẫn, bị nổi mày đay, ngứa, giảm khả năng luyện tập, tăng tiết chất nhầy phế quản, rối loạn đường dẫn khí vì bị tắc nghẽn, nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới, viêm phổi, xung huyết phổi, có tiếng thở bất thường, xung huyết mũi, giảm cảm giác ở miệng, bị nhiễm nấm Candida ở miệng, tổn thương thính giác, đau cơ xương ngực, tăng glucose ở trong huyết thanh…

– Tác dụng phụ hiếm gặp: Rối loạn điện giải gây ra calci, natri, kali huyết giảm, bị lú lẫn, mất khả năng định hướng, choáng váng, sốt, đau đầu, ngủ nhiều, chóng mặt, bị viêm da tróc vảy, tình trạng thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng men gan, tăng bilirubin, tăng LDH, ù tai, trụ niệu, tăng BUN, tăng creatinin trong huyết thanh, protein niệu.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Tobramycin để bạn tham khảo. Hãy lưu ý rằng, trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng cần được tư vấn bởi bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và sự an toàn khi sử dụng thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *