Thuốc bôi vết thương trầy xước và lưu ý khi chăm sóc

Trầy xước da là tổn thương thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Dù chỉ là một vết thương nhỏ nhưng nó vẫn gây khó chịu và ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài. Do đó, nhiều loại thuốc bôi vết thương trầy xước cũng được sản xuất nhằm giúp cải thiện tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số loại thuốc và cách chăm sóc da sau khi có vết thương.

Bạn đang đọc: Thuốc bôi vết thương trầy xước và lưu ý khi chăm sóc

1. Thế nào là vết trầy xước da?

Trầy xước da là những vùng tổn thương trên bề mặt da bởi ma sát và không xâm nhập vào những mô ở bên dưới. Các vết trầy xước thường gây tình trạng đau rát, có thể bị sưng đỏ hoặc chảy máu.

Trầy xước có thể xảy ra tại nhiều bộ phận trên cơ thể, thường gặp nhất ở:

– Khuỷu tay, bàn tay.

– Cẳng chân, vùng đầu gối và mắt cá chân.

Trầy xước da xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là những tai nạn đột ngột trong cuộc sống hàng ngày như bị ngã xe, vấp té… Khi xảy ra tai nạn, da tiếp xúc và cọ xát với bề mặt thô ráp, dẫn tới những vết thương hở. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tiềm tàng nguy cơ bị nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, vết thương do động vật gây ra như vết mèo cào cũng được xem là vết trầy xước.

Thuốc bôi vết thương trầy xước và lưu ý khi chăm sóc

Trầy xước da xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là những tai nạn đột ngột trong cuộc sống

2. Một số thuốc bôi vết thương trầy xước phổ biến

2.1. Vệ sinh sạch da trước khi dùng thuốc bôi vết thương trầy xước

Với vết thương do bị va đập gây đau và chảy máu, tùy thuộc vào mức độ va chạm mà tình trạng của vết xước sẽ khác nhau. Thời điểm vết xước mới xảy ra, cần được tiến hành làm sạch để tránh nhiễm trùng, giúp cho da phục hồi tốt hơn.

Đối với bước đầu tiên này, nhiều người thường mắc phải sai lầm khi sử dụng oxy già hoặc cồn 90 độ để rửa vết thương. Tuy nhiên, loại sát trùng này quá mạnh, sẽ gây tổn thương tế bào, làm chậm quá trình hồi phục của làn da. Lúc này, bạn chỉ cần rửa nhẹ nhàng vết thương bằng nước lạnh để giảm đau và loại bỏ cặn bẩn. Không nên chà xát gây tăng mức độ tổn thương da.

Nếu không dùng nước, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để làm sạch vết thương ngoài và không gây ảnh hưởng tới các mô lành xung quanh.

2.2. Thuốc bôi vết thương trầy xước đối với da đang trong quá trình hồi phục

Thuốc Fucidin

– Fucidin là loại thuốc bôi ngoài da dưới dạng kem/thuốc mỡ, thành phần chủ yếu là acid fusidic có cấu trúc steroid thuộc nhóm fusinadines. Acid fusidic có tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Acid fusidic cũng thẩm thấu qua da rất tốt, nó có thể xâm nhập vào lớp sâu ở dưới da.

– Fucidin có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng da do tụ cầu hoặc vi sinh vật nhạy cảm với axit fusidic. Thuốc thường dùng để điều trị chốc lở, mụn trứng cá, bỏng, viêm da, nhọt, viêm nang lông, viêm tuyến mồ hôi, chấn thương hoặc vết thương sau khi phẫu thuật.

– Liều lượng sử dụng: Bôi Fucidin 2 tới 3 lần một ngày lên vùng da bị thương. Thuốc thường dùng trong vòng 7 ngày, trừ trường hợp đang chữa trị mụn thì có thể dùng lâu hơn. Bạn nên lưu ý thuốc chỉ dùng ngoài da, không dùng cho mắt.

– Tác dụng phụ: Fucidin cũng có tác dụng phụ nhất định giới hạn ở mức cho phép. Số người có phản ứng quá mẫn với thuốc khá ít.

Tìm hiểu thêm: Bổ sung Axit Glutamic và những thông tin quan trọng cần biết

Thuốc bôi vết thương trầy xước và lưu ý khi chăm sóc

Fucidin là loại thuốc bôi ngoài da có thành phần chủ yếu là acid fusidic

Thuốc Fucicort

– Các thành phần của thuốc Fucicort có tác dụng giúp kháng khuẩn và chống viêm tại chỗ, làm giảm tình trạng bị sưng do trầy xước. Fucicort được chỉ định để điều trị những bệnh do nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, bệnh vẩy nến, cháy nắng, bệnh viêm da tiếp xúc, ban đỏ.

– Liều lượng sử dụng: Bôi thuốc lên da trong vòng 7 ngày, khoảng 2 tới 3 lần/ngày. Khi chữa trị các bệnh lý về da, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt. Không được bôi thuốc vào mắt, không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Cần cẩn thận khi áp dụng thuốc cho làn da nhạy cảm.

– Tác dụng phụ: Dùng Fucicort quá nhiều và kéo dài có thể gây tình trạng teo da, nứt da và giãn mạch nông.

Thuốc Fobancort

Fobancort được bào chế dưới dạng kem bôi da/thuốc mỡ. Thành phần chính của thuốc Fobancort là axit fusidic và một chất chống viêm steroid để sử dụng được tại chỗ.

Axit fusidic là hoạt chất được chỉ định trong trường hợp người dùng cần chữa trị nhiễm trùng da do cầu trùng, liên cầu và những vi sinh vật nhạy cảm với axit fusidic khác. Thuốc Fusidic được sử dụng phổ biến trên da có mụn thông thường, mụn nhọt và vết thương ở ngoài da.

Liều lượng sử dụng: Fusidic acid bôi lên vùng da bị mụn ngày 2 tới 3 lần. Thường bôi trong 7 ngày liên tục, trừ trường hợp người cần điều trị mụn. Sau khi bôi thuốc, bạn có thể băng lại hoặc không băng lại.

3. Lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương để mau lành

– Cần giữ vết thương được sạch sẽ và khô ráo.

– Tránh việc cạy hoặc bóc vảy vùng da đang trong giai đoạn lành.

– Không nên bôi dầu gió vào vết thương bởi có thể làm tăng lưu thông máu tới vùng bị thương, gây tình trạng đau đớn và làm cho tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng đã nêu ở trên.

– Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm được chế biến từ nếp, thịt gà… nhằm ngừa nguy cơ bị ung mủ, đau nhức và làm chậm quá trình lành tại vùng da bị tổn thương.

– Hạn chế ăn thịt bò, trứng, hải sản… để tránh có sẹo lồi gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

– Nên tiêm phòng uốn ván. Hãy thực hiện việc tiêm phòng uốn ván nếu bạn chưa tiêm trong 5 năm qua và vết thương sâu hoặc bị bẩn.

Thuốc bôi vết thương trầy xước và lưu ý khi chăm sóc

>>>>>Xem thêm: Thuốc kháng viêm và chống dị ứng Hydrocortisone

Cần nắm rõ một số lưu ý khi chăm sóc vết thương

Trên đây là một số thông tin về thuốc bôi và lưu ý khi chăm sóc vết trầy xước. Bạn hãy trang bị cho mình những kiến ​​thức cơ bản về cách thực hiện sát trùng và bảo vệ vết thương. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu các loại thuốc bôi để sử dụng đạt hiệu quả tốt, tránh được những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *