Paracetamol 500mg: Những lưu ý khi sử dụng

Paracetamol 500mg là một loại thuốc rất phổ biến và quen thuộc trong các trường hợp cần giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc này dẫn đến những hệ lụy đối với sức khỏe. Công dụng chi tiết, cách dùng và những khuyến cáo khi sử dụng sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Paracetamol 500mg: Những lưu ý khi sử dụng

1. Nguyên nhân gây đau, sốt

Đau và sốt là triệu chứng thường gặp, dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh lý. Người bệnh gặp tình trạng sốt kèm theo đau đầu, đau cơ, đau răng, nóng hoặc lạnh người, rét run… Các nguyên nhân chủ yếu gây đau, sốt gồm:

– Dị ứng

– Cảm lạnh, cảm cúm

– Nhiễm trùng phổi, đường thở, mũi xoang, thận, đường tiết niệu…

– Viêm màng não

– Viêm khớp dạng thấp

– Ung thư

– Sốc nhiệt

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể có các triệu chứng khác kèm theo như ho, hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn, khó thở…

Paracetamol 500mg: Những lưu ý khi sử dụng

Đau và sốt là triệu chứng thường gặp cảnh báo nhiễm trùng hoặc bệnh lý. Các biểu hiện chủ yếu là đau đầu, đau cơ, đau răng, nóng hoặc lạnh người, rét run…

2. Công dụng giảm đau, hạ sốt của Paracetamol 500mg

Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, thường dùng trong các trường hợp điều trị các bệnh lý có triệu chứng kể trên thông qua việc tác động trực tiếp lên vùng dưới đồi của não.

Thuốc Paracetamol được chỉ định dùng cho các trường hợp:

– Giảm đau tạm thời khi điều trị chứng đau nhẹ và vừa, đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải từ nội tạng (đau răng, nhức đầu, đau cơ…).

– Hạ sốt cho trong các trường hợp sốt từ 37,5 – 39,5 độ C.

Thuốc Paracetamol được dùng dưới nhiều dạng khác nhau gồm:

– Gói bột uống

– Viên sủi uống

– Viên nhai

– Chai thuốc uống

– Ống thuốc

– Viên đặt hậu môn

Trong đó Paracetamol 500mg là loại thuốc giảm đau, hạ sốt có hàm lượng 500mg hoạt chất paracetamol trong thành phần. Thuốc được điều chế dưới 2 dạng: viên nén và viên sủi, thường được kết hợp với các thuốc khác như NSAIDs, Codein, Tramadol, thuốc kháng histamin… để tăng hiệu quả điều trị.

3. Hướng dẫn và những lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol 500mg

Paracetamol là loại thuốc không cần kê đơn, bạn có thể mua dùng khi gặp các vấn đề như: sốt, cảm lạnh, nhức đầu, đau răng, đau nhức cơ… Khi dùng thuốc cần đảm bảo đúng liều lượng và cách dùng như hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.1 Cách dùng Paracetamol 500mg

– Dạng viên nén: Uống viên thuốc với 1 cốc nước, sữa hoặc nước trái cây. Không nhai thuốc.

– Dạng viên sủi: Hoà tan hoàn toàn thuốc trong 150-200ml nước trước khi uống. Không bẻ viên sủi.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp tất tần tật thông tin về thuốc dạ dày chữ Y

Paracetamol 500mg: Những lưu ý khi sử dụng

Paracetamol 500mg là thuốc giảm đau, hạ sốt rất phổ biến hiện nay, liều dùng tùy theo độ tuổi, thể trạng của từng người bệnh.

3.2 Liều dùng Paracetamol 500mg

Đối với người lớn

Liều dùng Paracetamol 500mg cho người lớn thường là 2 viên, tối đa với 4 liều trong 24 giờ. Các lần uống phải cách nhau tối thiểu 4 giờ.

Một số lưu ý khi dùng Paracetamol cho người lớn:

– Lượng tối đa cho người lớn là 1g mỗi liều và không được dùng quá 4g (tương ứng với 8 viên Paracetamol 500mg) một ngày.

– Không dùng Paracetamol cho bệnh nhân nghiện rượu, say rượu, suy gan…

– Người bị suy gan trước khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Tuyệt đối không sử dụng paracetamol nếu bạn bị dị ứng với hoạt chất này Paracetamol, nếu dị ứng với Paracetamol có thể thay thế bằng Ibuprofen.

– Không dùng các liều cách nhau quá gần (dưới 4 giờ).

– Cho đến nay các chuyên gia vẫn không biết liệu thuốc paracetamol có gây hại cho thai nhi và bà mẹ đang cho con bú hay không. Nếu thuộc các đối tượng này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Paracetamol.

Đối với trẻ em

Liều dùng 1 lần được nhà sản xuất khuyến cáo cho trẻ em là 10 – 15mg/kg/lần. Khoảng cách giữa 2 liều liên tiếp cho trẻ là từ 4 – 6 giờ/ lần.

Khi dùng Paracetamol 500mg cho trẻ em, cần lưu ý:

– Không nên dùng thuốc Paracetamol cho trẻ dưới 10 tuổi.

– Chỉ dùng thuốc khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ trở lên hoặc có triệu chứng đau, gây khó chịu, quấy khóc.

– Đối với trẻ từng bị co giật do sốt thì chỉ dùng Paracetamol khi sốt từ 38 độ trở lên.

– Không cho uống quá 4 liều hoặc 4g trong 24 giờ.

– Nếu trẻ bị nôn, đại tiện sau 30 phút sau khi uống thuốc, cho trẻ dùng lại liều tương tự. Nếu quá 30 phút thì không cần lặp lại nữa.

– Nếu trẻ tiếp tục sốt cao, không hạ sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc cho trẻ thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.

– Dùng Paracetamol liều thấp (10mg/kg) với những trẻ thiếu enzyme G6PD hoặc suy gan nặng. Theo dõi sát sao và sẵn sàng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có bất thường.

Paracetamol 500mg: Những lưu ý khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: Tác động của Vitamin C đến sức khỏe và lợi ích của nó

Paracetamol là thuốc không kê đơn nên người bệnh có thể tự mua và sử dụng khi có triệu chứng đau, sốt. Tuy nhiên cần đọc kỹ và làm đúng theo hướng dẫn. Đối với người có tiền sử bệnh lý, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

4. Tác dụng phụ của Paracetamol 500mg

Tuy có tác dụng giảm đau, hạ sốt khá hiệu quả nhưng Paracetamol vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn. Cần gọi số cấp cứu 115 ngay hoặc đến ngay trạm y tế gần nhất nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng dị ứng Paracetamol dưới đây:

– Phát ban

– Khó thở

– Sưng mặt, lưỡi, môi hoặc họng

Đặc biệt, ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những biểu hiện nghiêm trọng như:

– Sốt nhẹ, buồn nôn, đau dạ dày và ăn không ngon

– Nước tiểu màu sậm hơn bình thường, phân màu đất sét

– Vàng da hoặc mắt

Đây không phải là các tác dụng phụ đầy đủ của Paracetamol. Bạn cần được thăm khám và kê đơn bởi bác sĩ để được tư vấn, tránh gặp phải các tác dụng phụ khác.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Paracetamol 500mg, hi vọng đã giúp bạn có thể hiểu và sử dụng loại thuốc này đúng cách. Ngoài những lưu ý đã nêu trong bài viết, bạn cần ghi nhớ không sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê toa nào khác để trị ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc giảm đau mà không có ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Bởi hoạt chất Paracetamol có trong nhiều loại thuốc mà bạn không biết có thể vô tình dẫn đến quá liều khi dùng chung với Paracetamol.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thuốc và cách sử dụng cụ thể trong từng trường hợp, hãy liên hệ với bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn cách sử dụng đúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *