Levofloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng rất phổ biến hiện nay, thường dùng trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Cùng tìm hiểu về levofloxacin qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về levofloxacin
1. Levofloxacin là thuốc gì, có tác dụng gì?
Levofloxacin là một loại kháng sinh thường được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với nó như:
– Viêm phổi lây trong cộng đồng, bệnh viện
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dạng phức tạp, viêm thận – bể thận
– Viêm tuyến tiền liệt thể mạn nguyên nhân do vi khuẩn
– Nhiễm khuẩn da, mô mềm cả thể nhẹ và nặng
– Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn, thường chỉ dùng trong trường hợp không có lựa chọn điều trị thay thế
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp và không có lựa chọn điều trị thay thế
– Viêm phế quản cấp tính và các đợt cấp của viêm phế quản mạn
– Nhiễm khuẩn mắt: viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo, viêm sụn mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc…
– Ngăn nhiễm khuẩn trước và sau khi phẫu thuật mắt
– Dùng phối hợp trong điều trị bệnh lao bằng thuốc kháng lao
– Phòng, điều trị bệnh lây truyền qua đường hô hấp
– Phòng, điều trị bệnh dịch hạch (dịch hạch thể hạch và thể phổi do vi khuẩn Yersinia pestis)
Thuốc sẽ không có tác dụng trong các trường hợp nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Người bệnh không nên sử dụng khi không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh này.
Ngoài ra, một số công dụng khác của thuốc có thể không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng bác sĩ vẫn có thể chỉ định trong đơn thuộc điều trị. Hãy nhớ chỉ sử dụng levofloxacin để điều trị bệnh chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
Levofloxacin là thuốc kháng sinh phổ rộng, sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.
2. Các dạng levofloxacin
Levofloxacin có thể được bào chế thành nhiều dạng với hàm lượng khác nhau:
– Dạng thuốc nhỏ mắt: hàm lượng 25mg/5ml
– Dạng viên nén bao phim: hàm lượng 250mg, 500mg, levofloxacin 750mg
– Dạng dung dịch tiêm truyền: hàm lượng 500mg/100ml, 500mg/20ml, 250mg/50ml, 750mg/150ml; dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền levofloxacin 500mg/10ml.
3. Cách dùng thuốc
3.1 Liều dùng thuốc levofloxacin cho người lớn
Đối với người lớn, tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn, độ nhạy với kháng sinh mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thích hợp cho bệnh nhân, thường là:
– Đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường:
+ Thuốc nhỏ mắt levofloxacin 25mg/5ml: Nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt nhiễm trùng trong ngày 1 và ngày 2, cứ mỗi 2 giờ khi thức, không quá 8 lần/ngày. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt nhiễm trùng cứ 4 giờ một lần khi thức, không quá 4 lần/ ngày.
+ Thuốc dùng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch chậm: Tùy theo khả năng dùng thuốc của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc đường uống hay đường tiêm. Thông thường, đường uống sẽ được ưu tiên dùng hơn nếu thời gian điều trị kéo dài.
– Đối với người có chức năng thận suy giảm (có hệ số thanh thải creatinin dưới 50 mL/phút): Liều dùng cần điều chỉnh cho người có vì thuốc chủ yếu được bài tiết qua thận.
– Đối với bệnh nhân suy gan, người cao tuổi có chức năng thận bình thường: Thường không cần chỉnh liều.
Tìm hiểu thêm: Tham khảo 7 loại thuốc ho phổ biến hiện nay
Liều dùng thuốc được nhà sản xuất khuyến cáo, khác nhau ở người lớn và trẻ em.
3.2 Liều dùng thuốc levofloxacin cho trẻ em
Thuốc levofloxacin không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Tuy nhiên có thể dùng cho trẻ trên 6 tháng để điều trị một số loại nhiễm khuẩn với liều lượng khuyến cáo như sau:
– Bệnh than (trường hợp sau khi phơi nhiễm):
Đối với trẻ > 50kg: dùng levofloxacin 500mg mỗi 24 giờ, dùng trong 60 ngày.
Đối với trẻ
– Bệnh dịch hạch:
Đối với trẻ > 50kg: dùng levofloxacin 500mg mỗi 24 giờ, trong 60 ngày.
Trẻ em
4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng levofloxacin
Điều đầu tiên bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Đối với thuốc dùng đường uống, không dùng các antacid chứa nhôm và magie hay các chế phẩm chứa kim loại nặng như sắt, kẽm, sucralfat, didanosin trong 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.
Đối với dạng tiêm truyền tĩnh mạch, cần thực hiện theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo đúng liều lượng quy định theo chỉ định từ bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong việc sử dụng thuốc levofloxacin, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, không tự ý thay đổi.
4.1 Lưu ý về tác dụng phụ
Levofloxacin nhỏ mắt có thể gây các tác dụng phụ như kích ứng, ngứa mắt. Hiếm gặp hơn là buồn nôn, lạnh tay chân, khó thở, phát ban, mề đay, mí mắt đỏ và sưng, sung huyết kết mạc, viêm giác mạc. Trong trường hợp khó thở, người bệnh cần ngưng thuốc ngay.
Trong khi đó Levofloxacin đường uống có thể gây một số tác dụng không mong muốn bao gồm:
– Thường gặp: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu, tăng men gan, đau đầu, mất ngủ, ngứa, phát ban da…
– Ít gặp: cảm thấy hoa mắt, căng thẳng, lo lắng, kích động, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, bilirubin huyết tăng, có thể viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục…
– Hiếm gặp: Bao gồm tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim, viêm đại tràng màng giả, viêm dạ dày, khô miệng, phù lưỡi, đau yếu cơ, khớp, viêm tủy xương, viêm gân gót chân, rối loạn tâm thần, co giật, trầm cảm, choáng phản vệ, mắc hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, phù Quinck…
>>>>>Xem thêm: 4 Thông tin chi tiết về viên ngậm đau họng Strepsils
Levofloxacin cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh các tác dụng phụ và trường hợp quá liều.
4.2 Cách xử trí đúng khi dùng quá liều
Khi dùng quá liều cấp tính levofloxacin, các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, chóng mặt, suy giảm ý thức, co giật ảo giác có thể xảy ra. Trong trường hợp lỡ uống quá liều, hãy xử trí bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày. Bên cạnh đó, cần theo dõi và điều trị hỗ trợ như kiểm tra chức năng thận, cho bệnh nhân uống các chế phẩm kháng acid chứa nhôm, magie hay canxi để giảm hấp thu levofloxacin. Cần duy trì các biện pháp bù dịch, theo dõi điện tâm đồ.
Việc quá liều hiếm khi xảy ra với levofloxacin dạng nhỏ mắt. Nếu có, các triệu chứng thường tương tự như tác dụng phụ. Người bệnh cần rửa mắt với nước muối sinh lý hoặc nước sạch, đồng thời điều trị triệu chứng.
Levofloxacin tiêm truyền quá liều có thể gây các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, nhầm lẫn, suy giảm ý thức, co giật; kéo dài khoảng QT. Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng cần được bù nước đầy đủ, điều trị triệu chứng, theo dõi ECG.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.