Đau thần kinh tọa là bệnh lý không hiếm gặp hiện nay. Do đó, có rất nhiều loại thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa trên thị trường. Việc lựa chọn được sản phẩm phù hợp sẽ giúp điều trị căn bệnh này nhanh chóng và tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Cùng Careup.vn tìm hiểu rõ hơn về thuốc đặc trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nắm rõ thông tin về thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa
1. Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh thế nào?
Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng, chạy dọc theo chi dưới và kết thúc tại đầu ngón chân. Đau thần kinh tọa là tình trạng bị đau dọc theo đường đi của dây thần kinh này. Nguyên nhân gặp nhiều nhất do thần kinh tọa bị chèn ép. Tùy vào những vị trí tổn thương rễ thần kinh mà hướng lan của cơn đau sẽ khác nhau.
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau thần kinh tọa. Do thoát vị ở đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng có thể gây nên sự chèn ép các tổ chức xung quanh. Trong đó, có rễ của dây thần kinh tọa. Ngoài ra, đau dây thần kinh tọa còn bắt nguồn từ tình trạng bị thoái hóa cột sống thắt lưng, hẹp ống sống hoặc trượt đốt sống…
Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn đó là chấn thương, viêm đĩa đệm đốt sống, phụ nữ đang mang thai, tổn thương đốt sống do vi khuẩn hoặc lao, các u cục, khối ung thư ở vùng cột sống…
Đau thần kinh tọa là tình trạng bị đau dọc theo đường đi của dây thần kinh
2. Triệu chứng thường gặp của đau dây thần kinh tọa
– Bị đau ở vùng cột sống thắt lưng, đau lan theo đường đi của rễ thần kinh. Cơn đau tăng khi người bệnh hắt hơi, ho, khi ngồi hoặc đứng lâu, khi thay đổi tư thế. Tình trạng đau giảm đi khi được nghỉ ngơi.
– Bị biến dạng cột sống và mất đường cong sinh lý.
– Điểm đau ở cạnh cột sống.
– Bị hạn chế vận động.
– Dấu hiệu kích thích rễ gồm: Các điểm đau Valleix, nghiệm pháp Lasègue dương tính, dấu bấm chuông dương tính.
– Dấu hiệu bị tổn thương rễ thần kinh như rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, giảm hay mất phản xạ gân xương.
– Bị teo cơ.
– Rối loạn cơ tròn: Bí tiểu/bí đại tiện, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ, bị rối loạn chức năng sinh dục…
3. Một số thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa phổ biến
3.1. Thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa: Paracetamol
Đây là loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến trong việc điều trị đau thần kinh tọa. Paracetamol giúp làm giảm cơn đau nhức và viêm nhiễm do bệnh lý gây ra thông qua sự ức chế Cyclooxygenase, giảm nồng độ Prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương. Dùng Paracetamol đơn liều hoặc kết hợp với những loại thuốc điều trị khác để giúp gia tăng hiệu quả giảm đau. Một số loại thuốc điều trị có thể thay thế công dụng của Paracetamol là Aspirin hoặc Tramadol.
Liều lượng khuyến cáo của thuốc Paracetamol
– Đau mức độ nhẹ hoặc trung bình: Liều 1 tới 3g mỗi ngày. Chia 3 lần uống sau ăn.
– Đau mức độ nặng: Kết hợp liều lượng Paracetamol 1 tới 3g mỗi ngày với một dạng Opioid nhẹ khác như Codein.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Paracetamol ở các đối tượng
– Người mẫn cảm với thành phần nào có trong thuốc.
– Bệnh nhân mắc loại bệnh lý tim, phổi.
– Bệnh nhân bị tình trạng suy giảm chức năng gan.
– Người đang mắc hoặc có tiền sử bị viêm loét, chảy máu ống tiêu hóa.
– Người bị thiếu máu.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu: Những điều cần lưu ý
Paracetamol giúp làm giảm cơn đau nhức và viêm nhiễm do bệnh lý gây ra
3.2. Thuốc giúp kháng viêm, giảm đau không steroid – NSAIDs
Các loại thuốc NSAIDs thường dùng bao gồm:
– Ibuprofen
– Naproxen
– Diclofenac
– Piroxicam
– Meloxicam
– Celecoxib
– Etoricoxib
Các thuốc NSAIDs nên được sử dụng với thuốc bảo vệ dạ dày như nhóm ức chế bơm proton (PPI) để giúp bảo vệ đường tiêu hoá.
Trường hợp bệnh nhân bị đau quá nhiều và không đáp ứng với thuốc giảm đau trên, bác sĩ có thể cần dùng tới các thuốc gây nghiện như Morphine để giảm đau. Người bệnh không được tự ý tìm mua các loại thuốc này về để dùng.
3.3. Thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa: Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ thường được sử dụng để giảm các triệu chứng co thắt. Từ đó giúp giảm các cơn đau thần kinh tọa. Có 2 thuốc hiện nay được sử dụng phổ biến là Tolperisone và Eperisone.
Tác dụng và liều dùng của 2 loại thuốc này như sau:
– Tolperisone: Uống khoảng 150 mg/ngày và chia 3 lần uống. Thuốc sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, cho hiệu quả giãn cơ nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý tới tác dụng của thuốc này như tụt huyết áp, chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, chướng bụng…
– Eperisone: Uống khoảng 150mg và chia 3 lần uống. Eperisone giúp thư giãn cơ vân và cơ trơn mạch máu, Thuốc đi sâu vào làm giảm phản xạ đau, tình trạng loạn cơ. Thuốc giãn cơ Eperisone cũng gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như tê tứ chi, bị rối loạn chức năng của thận và gan, phát ban…
3.4. Thuốc giúp giảm đau thần kinh
Trường hợp người bệnh bị đau nhiều hơn và không đáp ứng với thuốc giảm đau trên, có thể được chỉ định sử dụng phối hợp thêm với những thuốc giảm đau thần kinh như:
– Gabapentin: Liều uống 600 tới 1200 mg/ngày. Người bệnh nên bắt đầu với liều 300/ngày trong tuần đầu tiên.
– Pregabalin: Liều dùng 150 tới 300 mg/ngày. Người bệnh nên bắt đầu với liều 75 mg/ngày trong tuần đầu tiên.
3.5. Những loại thuốc điều trị khác
Các thuốc khác đó là:
– Vitamin nhóm B (B1,B6, B12) là những chất giúp chuyển hóa tế bào thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa.
– Mecobalamin thường dùng phối hợp với thuốc giảm đau kể trên giúp cải thiện triệu chứng đau.
– Miếng dán có chứa thuốc tê Lidocai sẽ giúp điều trị tại chỗ bệnh đau thần kinh tọa.
– Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng: được chỉ định trong trường hợp người không đáp ứng với thuốc dùng đường uống. Các loại Corticosteroid thường dùng như Hydrocortancyl, Soludecadron, Altium, Hydrocortisone acetate… Phương pháp này tuy giúp giảm đau hiệu quả như dễ gây những tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn cần thực hiện tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng khoảng 2 – 3 lần cách nhau vài ngày.
>>>>>Xem thêm: Xác định nguyên nhân trước khi sử dụng thuốc trị ngứa
Vitamin nhóm B là những chất giúp chuyển hóa tế bào thần kinh
Có thể thấy, hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, người bệnh cần được tư vấn và thăm khám bởi bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó sử dụng các loại thuốc thích hợp với tình trạng của bản thân.