Theo thói quen, ai bị cảm cúm cũng đều đi mua thuốc nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển nặng. Nhiều người còn sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm với suy nghĩ sẽ nhanh khỏi bệnh. Đây là một suy nghĩ sai lầm, việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc không rút ngắn thời gian điều trị mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Lí do bạn không nên dùng nhiều thuốc cảm cúm cùng một lúc
1. Bệnh cảm cúm – Quen mặt với mọi đối tượng
Cảm cúm do virus cúm (Influenza virus) gây nên, dễ lây lan và có biểu hiện dai dẳng. Bao gồm:
– Đau đầu.
– Đau xương khớp và cơ.
– Ho khan.
– Rát họng.
– Chảy nước mũi.
– Sốt.
Bệnh có tốc độ diễn tiến nhanh, dễ trở nặng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hơn nữa, virus cúm có nhiều chủng khác nhau gây bệnh từ nhẹ đến nặng. Một số chủng virus có độc tính cao sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Có thể kể đến như:
– Viêm cơ tim.
– Viêm màng ngoài tim.
– Viêm phế quản cấp.
– Viêm phế quản mãn tính.
– Viêm phổi.
– Viêm cầu thận cấp tính.
– Viêm tai giữa.
– Viêm xoang.
Cảm cúm dễ trở nặng nếu không điều trị sớm và đúng cách
2. Thuốc cảm cúm – Phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả
Thuốc cảm cúm là phương pháp điều trị triệu chứng, có hiệu quả khi mà bệnh còn nhẹ, mới khởi phát. Khi đến hiệu thuốc mua thuốc, người bệnh chủ yếu hỏi ý kiến của dược sĩ thông qua miêu tả các triệu chứng đang gặp phải.
Hiện nay, thuốc trị cảm cúm được bán trên thị trường là các chế phẩm đơn chất hoặc tổng hợp. Nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng như cảm lạnh, đau đầu, ho,… với các thành phần bao gồm:
2.1. Hạ sốt, giảm đau – Thành phần phổ biến trong các thuốc cảm cúm
Paracetamol là loại thuốc hạ sốt, giảm đau phổ biến nhất mà người bị cảm cúm rất hay sử dụng. Thuốc được chỉ định trong điều trị các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Với tác dụng cải thiện các triệu chứng sau một cách vô cùng hiệu quả:
– Đau đầu.
– Đau cơ, đau khớp.
– Đau lưng.
– Đau răng.
– Hạ sốt.
Thuốc được đánh giá an toàn khi sử dụng ở liều bình thường. Nếu sử dụng liều quá cao thì có thể gây tổn thương gan.
2.2. Thông mũi
Pseudoephedrine là thuốc thông mũi, với tác dụng co mạch máu, giảm triệu chứng sung huyết, phù nề. Đồng thời nới lỏng các cơ trơn xung quanh đường thở và khoang mũi. Điều này sẽ cho phép người bệnh thở dễ dàng hơn.
Vì vậy, thuốc thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do cảm lạnh gây ra.
2.3. Giảm ho
Dextromethorphan là thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
– Điều trị triệu chứng ho khi người bệnh bị cảm lạnh.
– Điều trị dạng ho không có đờm, ho mạn tính.
Đây là loại thuốc có tác dụng chống ho nhưng không gây ức chế hô hấp, không gây dung nạp hoặc gây nghiện khi dùng lâu dài. Vì vậy, thuốc chống ho này được sử dụng phổ biến nhất trong các chế phẩm trị cảm lạnh tổng hợp.
2.4. Chống dị ứng – Thành phần ưu tiên trong thuốc cảm cúm
Hầu hết các thành phần chống dị ứng trong thuốc cảm tổng hợp là thuốc kháng histamine như chlorphenamine. Với tác dụng kháng cholinergic ở mức độ nhất định, thuốc còn giúp giảm tiết dịch và giảm các triệu chứng ho.
Tuy nhiên, người bệnh uống thuốc xong sẽ có biểu hiện buồn ngủ, khó tỉnh táo. Do đó, sau khi dùng thuốc thì nên dành thời gian nghỉ ngơi, tuyệt đối không nên lái xe vào thời điểm này.
2.5. Chất khác
Caffeine cũng thuộc một thành phần của thuốc cảm cúm. Đây là chất kích thích trung tâm, có thể kích thích vỏ não và giảm đau đầu hiệu quả.
3. Vì sao không nên dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc để trị cảm cúm?
Như đã nói ở trên, nhiều người lầm tưởng rằng việc uống nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Để mau khỏi bệnh, người bệnh uống thuốc cảm tổng hợp cùng với thuốc giảm đau, hạ sốt,… Thực tế cách làm này không làm giảm triệu chứng mà còn có thể gây ra các biến chứng do vô tình dùng quá liều thuốc.
Ví dụ, paracetamol là hoạt chất chính trong thuốc cảm được chuyển hóa ở gan. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc khác cũng có chứa paracetamol nên khi dùng cùng lúc với thuốc cảm tổng hợp sẽ dẫn đến quá liều. Từ đó khiến gan không thể đào thải thuốc ra khỏi cơ thể và dẫn tới:
– Tổn thương gan
– Suy gan
– Có thể nguy hiểm đến tính mạng (ở trường hợp nặng).
Vì vậy, khi dùng các chế phẩm cảm lạnh tổng hợp, người bẹnh tránh dùng dùng các chế phẩm đơn lẻ có chứa cùng một thành phần. Người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần chú ý làm theo hướng dẫn trên bao bì thuốc để sử dụng thuốc an toàn và đúng liều.
Tìm hiểu thêm: Thông tin về thuốc Hapacol và những lưu ý sử dụng
Không nên sử dụng nhiều loại thuốc cùng 1 lúc vì sẽ dẫn tới tình trạng quá liều, rất nguy hiểm
4. Một số lưu ý trong dùng thuốc an toàn
Để dùng thuốc cảm cúm vừa an toàn, vừa hiệu quả thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Không nên dùng quá 7 ngày đối với thuốc cảm thông thường. Sau 7 ngày dùng thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm thì cần tới ngay bệnh viện thăm khám để điều trị kịp thời.
– Không dùng quá 2g/ngày đối với liều paracetamol hàng ngày và khoảng cách giữa hai liều ít nhất là 4-6 giờ. Trong 1 ngày không được dùng quá 4 lần.
– Với những người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch hoặc đang dùng các thuốc điều trị khác thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua thuốc. Điều này giúp tránh rủi ro khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
– Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
>>>>>Xem thêm: Vai trò của Canxi, Vitamin D3 và cách bổ sung cho cơ thể
Bên cạnh uống thuốc, người bệnh cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng phục hồi
Trên đây là thông tin giải đáp tới mọi người về việc không nên dùng nhiều thuốc cảm cúm cùng một lúc với nhau. Bên cạnh uống thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học để mau chóng hồi phục. Nếu điều trị bằng thuốc nhiều ngày không khỏi thì cần tới bệnh viện để kiểm tra ngay và nhận phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ. Như vậy mới có thể tránh biến chứng xảy ra khi bệnh trở nặng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.