Thời điểm giao mùa luôn khiến trẻ nhỏ dễ bị cảm cúm. Làm thế nào để trị cảm cúm ở trẻ nhỏ làm vấn đề khiến nhiều cha mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu vấn đề này dưới góc độ lời khuyên của bác sĩ để có thêm nhiều kiến thức về việc chăm sóc trẻ nhỏ nhé!
Bạn đang đọc: Làm thế nào để trị cảm cúm ở trẻ nhỏ
1. Bố mẹ có biết cảm cúm ở trẻ là gì?
1.1. Tìm hiểu về cảm cúm ở trẻ nhỏ
Virus bệnh cúm là loại có khả năng phát tán khá nhanh ở trong không khí. Nhất là trong thời điểm giao mùa, khi không khi chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ làm cho các loại virus sinh sôi nhanh hơn, sống dai hơn. Khi trẻ nhỏ hít phải những loại virus này trong không khí thì rất dễ dàng nhiễm bệnh. Vốn dĩ hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên đã dễ dàng mắc bệnh, hơn nữa trẻ chưa có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại virus nên cơ thể cũng chưa hình thành được nhiều loại kháng thể để đánh bại sự xâm nhập của các loại virus.
Chính vì vậy trẻ em thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm hơn so với người lớn.
Trẻ em rất dễ mắc bệnh cảm cúm mỗi khi giao mùa
Bệnh cảm cúm thường không nguy hiểm hoặc dễ tiến triển nặng hơn nếu như cha mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ đúng cách. Tùy thuộc vào khả năng đề kháng của mỗi trẻ mà thời gian lành bệnh sẽ mau hay lâu, thời gian có thể từ vài ngày cho đến vài tuần. Cũng có trường hợp sức đề kháng của trẻ yếu nên dẫn đến những biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa….
Trẻ nhỏ có thể bị lây nhiễm virus cảm cúm thông qua những cách sau:
– Khi trẻ giao tiếp, ôm hôn những người đang mắc bệnh cúm khiến cho virus truyền qua đường nước bọt hoặc dịch mũi
– Trẻ chạm vào những đồ vật có chứa sẵn những loại virus sau đó lại cho tai vào mắt mũi miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Điều này thường dễ xảy ra khi trẻ đi học hoặc khi trẻ đến các khu vui chơi công cộng
– Trẻ không chạm vào người bị bệnh cảm cúm nhưng lại hít phải không khí có chứa virus do những người bệnh hắt hơi hoặc ho vào
1.2. Dấu hiệu cha mẹ cần biết trẻ bị cảm cúm
Khi chăm sóc trẻ cha mẹ cần để ý đến những dấu hiệu sau để xem liệu có phải trẻ đã bị mắc cảm cúm hay không:
– Trẻ tỏ ra mệt mỏi, bỏ ăn hoặc lười ăn, đôi khi có thể trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn trớ
– Trẻ cảm thấy khó chịu nên thường quấy khóc
– Trẻ ho nhiều hơn và đau họng
Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Cách điều trị sốt virus ở trẻ nhỏ là gì?
Ho và hắt xì là những dấu hiệu điển hình của bệnh
– Tần suất trẻ hắt hơi nhiều hơn và có dịch mũi chảy liên tục. Dịch mũi lúc đầu có thể trắng trong. Nếu xuất hiện viêm nhiễm ở mũi thì có thể dịch mũi chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao
2. Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ bị cảm cúm
2.2. Cách trị cảm cúm ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nào cũng cần ghi nhớ
Khi nhận thấy những dấu hiệu ở con như hắt hơi, sổ mũi nhiều, cha mẹ có thể nghĩ ngay đến khả năng con bị cúm. Không nên quá lo lắng mà cần áp dụng một số cách sau để hỗ trợ con vượt qua giai đoạn này một cách nhanh nhất.
Trước tiên cần thực hiện chăm sóc trẻ tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh:
– Thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Nếu trẻ bị sốt nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến trẻ nhưng nếu bị sốt cao cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đã bị vi khuẩn tấn công. Nếu trẻ sốt cao và li bì thì cha mẹ không nên để trẻ ở nhà theo dõi mà nên đưa đến các cơ sở y tế để khám cho trẻ.
– Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ thì cần hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc hạ sốt theo liều dùng khuyến cáo của bác sĩ và liên tục chườm ấm cổ, nách, bẹn cho trẻ. Có nhiều dòng thuốc hạ sốt nhưng cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống dòng ibuprofen vì tác dụng phụ của thuốc sẽ gây nguy hiểm cho trẻ trong trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết.
Ngoài việc hạ sốt bằng đường uống, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp hạ sốt theo phương pháp dân gian như sau:
+Dùng lá tía tô giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống hoặc đun lá tía tô cho trẻ uống. Lá tía tô có tác dụng tăng tiết mồ hôi giúp độc tố nhanh đào thải ra ngoài, hỗ trợ trẻ hạ sốt nhanh hơn.
+ Dùng chanh tươi xát vào những vùng cơ thể như cổ nách bẹn cũng có thể giúp trẻ hạ sốt. Lưu ý khi dùng phương pháp này là có thể có trẻ bị kích ứng với chanh, nên khi áp dụng cần quan sát xem trẻ có bị khó chịu, ngứa rát không thì mới dùng tiếp. Nếu thấy trẻ khó chịu khi bị xát chanh thì cần lấy nước ấm lau rửa sạch đi.
>>>>>Xem thêm: Viêm phổi trẻ em và những điều ba mẹ cần phải biết
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ
– Nâng cao sức khỏe và khả năng “đánh bại” virus trong cơ thể trẻ bằng cách cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nếu trẻ bị sốt cao thì cơ thể chắc chắn sẽ bị mất nước. Vì vậy cần bổ sung nhiều nước và nước hoa quả hoặc ăn các loại hoa quả nhiều vitamin để tăng sức đề kháng.
Trong trường hợp trẻ không ăn uống được do bị đau họng cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo súp để trẻ ăn được nhiều hơn
– Trong thời gian trẻ bị bệnh, cha mẹ nên giữ cho trẻ ngủ nhiều hơn và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế cho trẻ vui chơi chạy nhảy dễ mất sức và năng lượng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại virus trong cơ thể trẻ. Hơn nữa, giấc ngủ dài và đủ có thể khiến cơ thể trẻ nhanh chóng hồi phục. Để hỗ trợ tối ưu cho giấc ngủ của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ ngủ ở phòng tối nhưng thoáng mát, yên tĩnh.
2.2. Cần tìm cách phòng cúm song song với tìm cách điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ
Có những cách sau mà bác sĩ đã đưa ra để phòng chống bệnh cảm cúm mỗi khi thời tiết giao mùa ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nên biết:
– Cho trẻ đi tiêm phòng cúm đầy đủ 1 năm 1 lần. Tuy rằng có rất nhiều chủng cúm, việc tiêm phòng có thể không giúp trẻ tránh hoàn toàn mắc bệnh nhưng sẽ giúp bệnh nhẹ hơn, trẻ vượt qua cơn bệnh nhanh chóng hơn.
– Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh những đồ dùng cá nhân cho trẻ như đồ chơi, quần áo, cốc uống nước, đặc biệt là thường xuyên rửa tay cho trẻ nhất là trước khi ăn uống và sau khi đi ra ngoài chơi.
– Trong thời điểm giao mùa hoặc đang có dịch cúm, nên hạn chế việc đưa trẻ ra ngoài chơi, nhất là đến những nơi công cộng đông người.
– Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và những thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể như mật ong…(trừ trẻ dưới 1 tuổi).
Trị cảm cúm ở trẻ nhỏ yêu cầu sự chú ý và chăm sóc tận tình để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. Việc áp dụng các biện pháp như cung cấp đủ nước, cho trẻ nghỉ ngơi, và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Đồng thời, duy trì vệ sinh tốt và theo dõi triệu chứng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo sự hồi phục nhanh chóng. Hãy luôn chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.