Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như: ho nhiều, thở khò khè, thở khó… Dù là bệnh lý thường gặp nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây biến nguy hiểm, nặng nhất có thể gây suy hô hấp kéo theo nguy cơ tử vong.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn điều trị đúng cách cho trẻ bị viêm tiểu phế quản
1. Tổng quan về bệnh viêm tiểu phế quản ở đối tượng trẻ em
Trước khi tìm hiểu cách điều trị đúng, bạn đọc nên nắm được thông tin tổng quan về bệnh lý viêm tiểu phế quản để có thể hiểu hơn về bệnh này.
1.1. Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ có nguy hiểm không hiện là thắc mắc của nhiều phụ huynh
Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính xảy ra ở các tiểu phế quản có thích thước rất nhỏ, đường kính
Theo chuyên gia, bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra phổ biến hơn ở các bé dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là những bé từ 2 – 6 tháng tuổi từng có tiền sử bị mắc các bệnh về hô hấp. Nguyên nhân là bởi đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức khỏe còn non, sức đề kháng yếu, dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công hơn.
Theo diễn biến thông thường, bệnh của trẻ thường khởi phát với triệu chứng ho, chảy nhiều nước mũi trong, một số bé có thể sốt. Sau khoảng 3 – 5 ngày, các cơn ho tăng nhiều hơn, triệu chứng khó thở có thể xuất hiện. Trường hợp không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bé mắc bệnh có thể bị rối loạn chức năng hô hấp, triệu chứng khó thở xuất hiện từng cơn dễ gây suy hô hấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi, xẹp phổi hay nặng nhất có thể tử vong.
Như vậy, dù là bệnh lý thường gặp nhưng viêm tiểu phế quản tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, tính mạng, nếu bé mắc bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các gia đình có con nhỏ vì thế cần luôn chú ý quan sát và không nên chủ quan trước những triệu chứng bất thường ở trẻ.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ do đâu?
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh
Virus RSV hiện là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản ở trẻ
Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ là do rất nhiều chủng virus khác nhau, cụ thể bao gồm:
– Virus hợp bào hô hấp (RSV): Phần lớn bé mắc viêm tiểu phế quản đều là do RSV, chiếm khoảng 30-50% tổng số ca mắc. Loại virus này có khả năng phát triển mạnh trong môi trường lạnh, ẩm, dễ tạo thành dịch bệnh.
– Virus Adeno: Trẻ viêm tiểu phế quản cấp do chủng virus này thường mắc bệnh nặng hơn, khó điều trị và thời gian điều trị kéo dài hơn. Bệnh còn có thể chuyển biến thành viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (type 3, 7 và 21).
– Virus cúm và á cúm: Chiếm khoảng 25% tổng ca mắc bệnh, chúng cũng là nguyên nhân khá thường gặp gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
– Một số chủng virus khác ít gặp như: Parainfluenza virus, Metapneumovirus, Rhinovirus, Human, Enterovirus…
1.3. Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm tiểu phế quản
Trẻ mắc viêm tiểu phế quản những ngày đầu thường xuất hiện các triệu chứng như: ho, sốt, nghẹt mũi… Đây không phải những triệu chứng điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường như cảm cúm hay cảm lạnh.
Sau khoảng 2 – 4 ngày sau đó, trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: khò khè, khó thở. Một số trẻ còn có thể bị viêm tai giữa hay cơ thể mệt mỏi gây chán ăn, bỏ bữa.
2. Cách điều trị cho trẻ bị viêm tiểu phế quản khoa học, an toàn
2.1. Đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khám bác sĩ chuyên khoa nhi là cách nhanh nhất giúp trẻ xác định bệnh
Như đã khẳng định, những triệu chứng ban đầu ở trẻ mắc viêm tiểu phế quản thường thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường. Chính điều này có thể gây nên tâm lý chủ quan của người chăm sóc, đến khi phát hiện thì bệnh của bé có thể đã trở nặng, công tác điều trị khó khăn và kéo dài hơn. Do đó, cách tốt nhất khi phát hiện xuất hiện triệu chứng bất thường, nghi mắc viêm tiểu phế quản, phụ huynh nên cho bé đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đang gặp phải.
Cũng vì ít xuất hiện các triệu chứng điển hình nên bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ rất khó được phát hiện nếu chỉ qua thăm khám thông thường. Do đó, tại các cơ sở y tế uy tín như CAREUP.VN, trẻ đến khám sẽ được kiểm tra lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Tiếp đó, trẻ sẽ được tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn: xét nghiệm máu, chụp X quang… Đây cũng là cách giúp bác sĩ có thể loại trừ các bệnh lý như viêm phổi hay hen suyễn ở trẻ.
2.2. Cho bé uống thuốc đầy đủ và chăm sóc đúng cách
Sau khi trẻ đã được khám và có phác đồ điều trị phù hợp, phụ huynh cần cho bé uống thuốc đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, các bé mắc viêm tiểu phế quản nếu không xảy ra nhiễm khuẩn sẽ không cần phải điều trị với thuốc kháng sinh. Các thuốc thường được bác sĩ kê điều trị cho trẻ như: thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết, thuốc giảm ho nếu cần, dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ…
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ tại nhà, phụ huynh cần chăm sóc trẻ cẩn thận để bệnh của bé nhanh hồi phục:
– Cho bé uống nhiều nước, tăng bú sữa hơn mức thông thường nhằm tránh tình trạng mất nước ở trẻ.
– Bảo đảm trẻ ăn uống đầy đủ chất, không bỏ bữa, để hỗ trợ tốt nhất quá trình phục hồi.
– Thực hiện vệ sinh mũi và miệng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé và giảm khó chịu.
– Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, phấn hoa và các mùi kích thích khác, nhằm bảo vệ đường hô hấp của trẻ.
– Cho bé tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
2.3. Cho trẻ bị viêm tiểu phế quản tái khám ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường
Trẻ viêm tiểu phế quản trong quá trình điều trị bệnh luôn có thể xảy ra những bất thường. Do đó, phụ huynh nên ở bên bé nhiều, quan sát cẩn thận và cho bé tới viện khám ngay khi thấy những triệu chứng sau:
– Bé bú kém hay không uống được nước;
– Bé có biểu hiện ngủ li bì rất khó đánh thức;
– Bé xuất hiện triệu chứng thở khó, thở nhanh, co lõm lồng ngực, thậm chí có biểu hiện tím tái.
Việc điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Để điều trị hiệu quả, phụ huynh cần chú ý đến việc duy trì độ ẩm không khí, cho trẻ uống nhiều nước và áp dụng các phương pháp hạ sốt nếu cần. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc sớm. Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu. Sự chăm sóc tận tình và thực hiện các biện pháp điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và duy trì sức khỏe tốt nhất.