Hoạt huyết dưỡng não là một loại thuốc bổ thần kinh khá quen thuộc hiện nay. Cùng tìm hiểu công dụng của loại thuốc này trong điều trị bệnh lý và những lưu ý khi sử dụng qua bài biết sau đây.
Bạn đang đọc: Hoạt huyết dưỡng não: Công dụng và những lưu ý khi sử dụng
Contents
- 1 1. Công dụng của thuốc hoạt huyết dưỡng não
- 2 2. Liều dùng và cách dùng hoạt huyết dưỡng não theo khuyến cáo của nhà sản xuất
- 3 3. Những lưu ý khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não
- 3.1 3.1 Các tác dụng phụ khi dùng thuốc hoạt huyết dưỡng não
- 3.2 3.2 Trước khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não
- 3.3 3.3 Lưu ý khi sử dụng hoạt huyết
- 4 4. Các tổn thương thần kinh gây ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?
1. Công dụng của thuốc hoạt huyết dưỡng não
Hoạt huyết dưỡng não là thuốc được biết đến nhiều với công dụng bồi bổ thần kinh, giúp lưu thông khí huyết. Chi tiết về tác dụng trong phòng tránh và điều trị bệnh lý thuốc hoạt huyết cho não được nhà sản xuất đưa ra gồm:
– Phòng tránh suy giảm chức năng não bộ gồm: các di chứng não, tình trạng suy nhược, căng thẳng thần kinh, giảm trí nhớ, kém tập trung,…
– Ngăn ngừa hội chứng tiền đình hoặc tình trạng thiểu năng tuần hoàn não với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, mất ngủ,…
– Hạn chế triệu chứng run, giật ở những người mắc bệnh Parkinson
– Hỗ trợ phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch máu não.
Thành phần chủ yếu của thuốc này là các loại thảo dược, thường tồn tại ở 3 dạng là: viên bao phim, viên bao đường, viên nang mềm. Trong đó, thường thành phần sản xuất viên bao phim sẽ không có thêm đường, phù hợp cho những người đang phải thực hiện chế độ kiêng đường như người béo phì, tiểu đường,…
Các loại thuốc này chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định điều trị bệnh lý do bác sĩ kê đơn.
Thuốc hoạt huyết có tác dụng bồi bổ thần kinh, lưu thông khí huyết.
2. Liều dùng và cách dùng hoạt huyết dưỡng não theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Liều dùng của thuốc hoạt huyết dưỡng khác nhau ở từng đối tượng. Đối với người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng được nhà sản xuất khuyến cáo là từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 viên.
Người bệnh nên dùng thuốc hoạt huyết sau bữa ăn, trong khoảng từ 2 – 3 tháng tùy thuộc vào loại bệnh lý và tình trạng của bệnh. Thuốc có thể sử dụng cho những đối tượng sau:
– Người mắc bệnh Parkinson
– Người phải hoạt động nhiều về trí óc nhiều như các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, giáo viên, doanh nhân,…
– Người cao tuổi, trung niên, người bị thiếu máu não, thường xuyên hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, hay quên, mất ngủ,…
– Học sinh bị áp lực thi cử, kém tập trung
Các bệnh lý hoặc các vấn đề kể trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như lão hóa, căng thẳng hoặc chấn thương ở não. Tuy từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng thuốc hoạt huyết với liều phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Những công dụng tuyệt vời của viên uống dầu cá Omega 3
Thuốc hoạt duyết có thể được dùng cho người mắc bệnh Parkinson.
3. Những lưu ý khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não
3.1 Các tác dụng phụ khi dùng thuốc hoạt huyết dưỡng não
Bên cạnh những tác dụng trong điều trị và phòng ngừa bệnh tật, người dùng cũng cần hết sức lưu ý tới tác dụng phụ của thuốc gồm:
– Phản ứng toàn thân: Dị ứng với thành phần có trong thuốc.
– Rối loạn tiêu hóa: Các biểu hiện gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
– Nhức đầu: Thường do hệ thần kinh trung ương và ngoại vi bị ảnh hưởng.
– Rối loạn về da: Phát ban, ngứa ngáy hoặc mắc hội chứng Steven – Johnson.
Bạn nên ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ/dược sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào để có biện pháp ứng kịp thời.
Ngoài ra còn có các tác dụng phụ chưa được đề cập tới. Những phản ứng với thuốc có thể gặp phải tùy vào từng thể trạng của người bệnh. Trong trường hợp có những băn khoăn về tác dụng không mong muốn của thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế.
3.2 Trước khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não
Đối với những người có dấu hiệu đau đầu hoặc có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến thần kinh và tim mạch như: thiếu máu, đột quỵ, đái tháo đường, thiểu năng tuần hoàn não,…. bạn cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có ý định mua và dùng thuốc hoạt huyết, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3.3 Lưu ý khi sử dụng hoạt huyết
Khi bạn quên một liều, hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu quá gần thời gian uống liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo đúng thời gian được hướng dẫn. Tuyệt đối không được uống gấp đôi để bù vào liều đã quên.
Trong trường hợp dùng quá liều, hãy liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc đến trạm y tế gần nhất để được xử trí. Cần thông tin lại cho bác sĩ những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
>>>>>Xem thêm: Kem bôi da Soslac G3 điều trị viêm da, nấm da, lang ben
Người bệnh cần uống thuốc hoạt huyết dưỡng não theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và phát huy hiệu quả tối đa.
Một số lưu ý khi sử dụng hoạt huyết dưỡng não:
– Không sử dụng thuốc hoạt huyết cho phụ nữ có thai nhưng có thể dùng được cho phụ nữ cho con bú.
– Không dùng thuốc cho người có bệnh rối loạn về máu, rong kinh, người đang bị xuất huyết.
– Bệnh nhân bị nhồi máu não cấp, nhồi máu cơ tim cấp, tâm thần phân liệt, thiểu năng trí tuệ bẩm sinh khoogn được khuyến cáo sử dụng thuốc này.
– Bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng dạng viên bao đường, thay vào đó nên chọn thuốc hoạt huyết dạng viên bao phim hoặc viên nang mềm.
– Không sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống tập kết tiểu cầu đồng thời với thuốc bổ não.
– Bệnh nhân rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt,… cần đi khám xác định rõ nguyên nhân để lựa chọn, phối hợp các loại thuốc điều trị nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Các tổn thương thần kinh gây ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?
Hệ thần kinh có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đảm nhận các chức năng điều khiển nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tình trạng tổn thương thần kinh do chấn thương hoặc thoái hóa mang đến rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.
Cụ thể, sự suy giảm chức năng não bộ gồm các di chứng não, tình trạng suy nhược, căng thẳng thần kinh khiến người bệnh suy giảm giảm trí, kém tập trung,…
Hội chứng tiền đình gây hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, mất ngủ,… thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh Parkinson gây run, giật khi nghỉ, làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch máu não có thể khiến hoạt động của não bộ tê liệt một phần hoặc hoàn toàn, gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị hiệu quả để ngăn những tác động xấu của những tổn thương này.
Trên đây là những thông tin về thuốc hoạt huyết dưỡng não và những lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Hãy cùng chú ý để sử dụng thuốc đúng theo khuyến cáo, thăm khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muôn nhé.