Đột quỵ khiến cho các tế bào của não bị tổn thương do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn tới yếu liệt, rối loạn ngôn ngữ và biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Thuốc phòng chống đột quỵ được hy vọng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này.
Bạn đang đọc: Giúp bạn hiểu rõ về nhóm thuốc phòng chống đột quỵ
1. Thế nào là thuốc phòng chống đột quỵ?
Thuốc chống đột quỵ được hiểu là thuốc giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Hiện chưa có loại thuốc nào trên thị trường được công nhận là thuốc chống đột quỵ. Tuy nhiên, một số thuốc có hiệu quả trong việc điều trị những bệnh lý và vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ đột quỵ nên có thể tạm xem như là thuốc giúp chống đột quỵ.
Thuốc chống đột quỵ thường được chỉ định sử dụng ở người từng bị đột quỵ để dự phòng tình trạng đột quỵ tái phát hoặc những người chưa bị đột quỵ nhưng gặp nguy cơ đột quỵ rất cao.
Hiện chưa có loại thuốc nào trên thị trường được công nhận là thuốc chống đột quỵ.
2. Các nhóm thuốc chống đột quỵ thứ cấp phổ biến
2.1. Thuốc phòng chống đột quỵ: Thuốc kháng tiểu cầu
Tiểu cầu trong cơ thể có nhiệm vụ liên kết với nhau để sửa chữa các mạch máu bị tổn thương. Tuy nhiên, khi quá nhiều tiểu cầu liên kết với nhau có thể hình thành nên cục máu đông – một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ.
Vai trò của thuốc kháng tiểu cầu giúp hạn chế tiểu cầu bị dính lại với nhau. Thuốc có nhiều loại. Trong đó, phổ biến nhất là nhóm thuốc ASA như aspirin hoặc acetylsalicylic acid. Ngoài ra, còn có những loại thuốc khác như clopidogrel, ticlopidine, dipyridamole,…
Không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc kháng tiểu cầu như một loại thuốc chống đột quỵ bởi thuốc có thể gây nên vấn đề chảy máu dạ dày, dị ứng và tác dụng phụ khác. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu từng bị viêm loét dạ dày, suy gan, tiền sử dị ứng,… trước khi dùng thuốc kháng tiểu cầu.
2.2. Thuốc phòng chống đột quỵ: Thuốc giúp chống đông máu
Trong những loại thuốc giúp phòng ngừa đột quỵ, thuốc kháng tiểu cầu và chống đông máu là hai loại thuốc thuộc nhóm thuốc giúp làm loãng máu. Thuốc chống đông máu là thuốc đóng vai trò can thiệp vào quá trình đông máu, khiến cho máu không bị đông dễ dàng. Hiệu quả của thuốc này giúp ngăn ngừa cục máu đông mới hình thành hoặc ngăn ngừa cục máu đông trở nên lớn hơn.
Thuốc chống đông máu được dùng để ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ nhỏ. Thuốc thường được chỉ định nhất ở nhóm bệnh nhân từng gặp tình trạng đột quỵ, người có nhịp tim không đều hoặc người bị đau tim.
Những người mới bị chấn thương sọ não, huyết áp cao, nguy cơ té ngã cao, lạm dụng rượu,… thường không được dùng thuốc chống đông máu để làm thuốc phòng đột quỵ. Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tái khám để xét nghiệm định kỳ xem tình trạng đông máu như thế nào. Đồng thời, người bệnh cần lưu ý tránh để bị té ngã, bị thương vì thuốc có thể làm bạn bị chảy máu nhiều hơn, dẫn tới mất máu và ảnh hưởng tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Livespo colon: Men vi sinh hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Thuốc chống đông máu là thuốc đóng vai trò can thiệp vào quá trình đông máu, khiến cho máu không bị đông dễ dàng
2.3. Thuốc giúp làm tan cục máu đông
Khi những mảng xơ vữa tích tụ, kết hợp với tiểu cầu gắn vào sợi fibrin có thể hình thành cục máu đông và làm tắc nghẽn mạch máu não, dẫn tới đột quỵ. Một số trường hợp các cục máu đông có thể tự vỡ một phần và phần còn lại cần đến thuốc làm tan cục máu đông.
Hiện nay, chất hoạt hóa plasminogen mô là loại thuốc điều trị đột quỵ duy nhất có khả năng thực sự làm phá vỡ cục máu đông. Loại thuốc này được dùng như một phương pháp điều trị khẩn cấp phổ biến khi bị đột quỵ để hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra.
Đối với phương pháp điều trị này, tPA được tiêm vào tĩnh mạch để có thể nhanh chóng đi tới và làm tan cục máu đông. Loại thuốc này được xếp vào nhóm thuốc chống đột quỵ khẩn cấp, được áp dụng trong các tình huống phát hiện người bệnh có cục máu đông lớn, nguy cơ tắc nghẽn cao.
Chất hoạt hóa plasminogen mô không được dùng cho tất cả mọi người. Những người có nguy cơ cao bị chảy máu não sẽ không được dùng tPA.
2.4. Thuốc làm giảm cholesterol
Cholesterol cao là một trong các yếu tố gây tăng nguy cơ đột quỵ. Khi mức cholesterol của bạn quá cao, cholesterol có thể bắt đầu tích tụ dọc theo thành động mạch của bạn, tạo nên mảng xơ vữa.
Do đó, một loại thuốc phòng đột quỵ mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn chính là statin – nhóm thuốc với hiệu quả gây giảm cholesterol trong máu. Nhóm thuốc statin gồm các loại thuốc như pitavastatin (Livalo), rosuvastatin (Crestor), atorvastatin (Lipitor), lovastatin (Altoprev), fluvastatin (Lescol), pravastatin (Pravachol), simvastatin (Zocor),…
Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc statin giúp ức chế HMG – CoA reductase, một loại enzyme mà cơ thể bạn cần giúp tạo ra cholesterol. Từ đó, cơ thể bạn sẽ tạo ra ít chất đó hơn. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mảng bám mạch máu và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
2.5. Thuốc giúp dự phòng đột quỵ
Ngoài các loại thuốc kể trên, những người có người thân bị đột quỵ hoặc có tiền sử thiếu máu não thoáng qua, mắc bệnh lý mạch máu có thể dùng các loại thuốc như Clopidogrel, Aggrenox, Dipyridamole,… để phòng ngừa nguy cơ bị tai biến.
2.6. Thuốc làm giảm huyết áp
Thuốc giảm huyết áp được xếp vào nhóm thuốc giúp chống đột quỵ thứ cấp phổ biến. Các loại thuốc giúp giảm huyết áp gồm: Thuốc ức chế thụ thể, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn kênh beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu,…
Bệnh nhân từng đột quỵ hoặc TIA có huyết áp lâm sàng hơn 140/90mmHg nên bắt đầu hoặc tăng cường dùng thuốc giảm huyết áp dưới sự theo dõi của bác sĩ. Với trường hợp khác, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh và đánh giá về nguy cơ đột quỵ để đưa ra chỉ định dùng thuốc phù hợp.
>>>>>Xem thêm: 4 Nhóm thuốc đau đầu phổ biến hiện nay
Thuốc giảm huyết áp được xếp vào nhóm thuốc giúp chống đột quỵ thứ cấp phổ biến
Có thể thấy, mặc dù chưa có loại thuốc giúp phòng chống đột quỵ nào được ghi nhận. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng tiểu cầu, giảm huyết áp, chống đông máu,… có thể giúp hạn chế một phần nguy cơ đột quỵ tái phát. Người khỏe mạnh bình thường không nên sử dụng thuốc và cần lưu ý. Bạn không được tự ý dùng thuốc mà phải có chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp tự ý dùng thuốc giúp chống đột quỵ mà chưa có chỉ định, đặc biệt là những thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.