Giải đáp: Trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất gì?

Bất chấp sự phát triển của xã hội, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ vẫn liên tục được ghi nhận trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Được biết, suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng. Vậy, cụ thể thì trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất gì; cùng CAREUP.VN tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất gì?

1. Khái niệm suy dinh dưỡng

Như đã chia sẻ phía trên, tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng được gọi là bệnh lý suy dinh dưỡng. Hiện tại, suy dinh dưỡng được phân loại thành 3 dạng: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi, suy dinh dưỡng thể gầy còm.

– Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng mãn tính. Thể này được xác định khi trẻ có cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới.

– Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Suy dinh dưỡng thể thấp còi phản ánh tình trạng chậm phát triển mãn tính, có thể ngay từ giai đoạn bào thai, do mẹ thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Thể này được xác định khi trẻ có chiều cao thấp hơn so với tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới.

Giải đáp: Trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất gì?

Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi có chiều cao thấp hơn so với tiêu chuẩn

– Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Suy dinh dưỡng thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cấp tính. Thể này được xác định khi trẻ có cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới.

2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng

2.1. 2 cơ chế sinh suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng phát sinh là do cơ thể trẻ thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng, Vậy, tại sao cơ thể trẻ lại thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng? Khác với suy nghĩ của nhiều phụ huynh, hiện tượng này xuất hiện, không chỉ do trẻ thiếu cung cấp mà còn do trẻ tăng tiêu hao.

– Thiếu cung cấp: Có thể là do trẻ biếng ăn hoặc do thực phẩm trẻ ăn được chế biến sai cách hoặc do trẻ không được cung cấp đủ thực phẩm cần thiết.

– Tăng tiêu hao: Có thể là do trẻ rối loạn tiêu hóa hoặc do trẻ nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc do trẻ bị thất thoát các chất dinh dưỡng do mắc một số bệnh lý kéo dài.

Trong đa số các trường hợp đã ghi nhận, suy dinh dưỡng là kết quả tác động phối hợp của cả 2 cơ chế: Thiếu cung cấp và tăng tiêu hao.

2.2. Giải đáp thắc mắc: Suy dinh dưỡng thiếu chất gì?

Suy dinh dưỡng thiếu chất gì – Theo chuyên gia, sau đây là những Vitamin và khoáng chất mà sự thiếu hay đủ của chúng, có ảnh hưởng lớn đến sự có hoặc không có tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ: Vitamin A (giữ vai trò quan trọng trong phát triển thị giác, khả năng sinh sản và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ), Vitamin B1 (giữ vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh), Vitamin B3 (giữ vai trò quan trọng trong phát triển hệ tiêu hóa), Vitamin B9 (giữ vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh, hệ tuần hoàn), Vitamin D (giữ vai trò quan trọng trong phát triển hệ xương – khớp), Sắt (giữ vai trò quan trọng trong phát triển hệ tuần hoàn), Canxi (giữ vai trò quan trọng trong phát triển hệ cơ – xương – khớp, hệ tuần hoàn).

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Giải đáp: Trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất gì?

Thiếu Vitamin B1 trẻ có thể bị suy dinh dưỡng

3. Hệ lụy suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng nếu không được điều trị tích cực, có thể để lại cho trẻ nhiều hệ lụy vô cùng tai hại. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến là các hệ lụy: Suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng cơ thể, chậm phát triển thể chất và chậm phát triển tâm thần.

– Suy giảm miễn dịch: Suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý cấp tính.

– Rối loạn chức năng cơ thể: Các cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình trạng suy dinh dưỡng là tim, gan và thận. Theo đó, suy dinh dưỡng mãn tính có thể khiến tim suy, thận suy, gan thoái hóa mỡ,…

– Chậm phát triển thể chất: Đây là hệ lụy quá rõ ràng của suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng sớm và kéo dài, không điều trị tích cực, khiến trẻ nhỏ bé hơn so với tiêu chuẩn ngay cả khi đã trưởng thành. Không những thế, trẻ suy dinh dưỡng khi trưởng thành còn có nguy cơ thừa cân – béo phí cao.

– Chậm phát triển tâm thần: Không chỉ nhỏ bé về thể chất, trẻ suy dinh dưỡng còn “nhỏ bé” cả về tâm thần. Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng thường gặp các vấn đề về ghi nhớ, ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tập trung, tiếp thu.

4. Điều trị suy dinh dưỡng

Để xác định chính xác tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ phải được thăm khám chuyên khoa dinh dưỡng tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Tại đó, trẻ sẽ được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Với thăm khám lâm sàng chủ yếu là cân, đo cân nặng, chiều cao và khai thác các biểu hiện bệnh lý lâm sàng. Còn thăm khám cận lâm sàng chủ yếu là xét nghiệm máu định lượng các Vitamin và khoáng chất,…

Giải đáp: Trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất gì?

>>>>>Xem thêm: Mắt lác: Điều trị sớm, dự phòng kịp thời tình trạng nhược thị

Để xác định tình trạng suy dinh dưỡng, cho trẻ thăm khám với chuyên gia

Khi tình trạng suy dinh dưỡng được xác định, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Theo đó, bổ sung các chất dinh dưỡng trẻ thiếu hụt là hoạt động cốt lõi trong điều trị suy dinh dưỡng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng, có thể là thông qua ăn uống nếu trẻ suy dinh dưỡng nhẹ. Trường hợp suy dinh dưỡng nặng, trẻ phải được bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua thuốc và một số sản phẩm chức năng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua thuốc và thực phẩm chức năng phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Một lưu ý vô cùng quan trọng trong điều trị suy dinh dưỡng đó là, dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bố mẹ cũng phải cho trẻ thăm khám định kỳ với chuyên gia, để đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phương pháp, nếu cần.

Trẻ suy dinh dưỡng có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ. Việc hiểu rõ các chất dinh dưỡng thiếu hụt, như vitamin, khoáng chất, và protein, là quan trọng để điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng một cách hiệu quả. Bằng cách cung cấp một chế độ ăn cân bằng và phong phú, cha mẹ có thể giúp trẻ phục hồi sức khỏe và phát triển tối ưu. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *