Tiêu chảy dù là bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhưng lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Do đó, công tác điều trị tiêu chảy cho bé cần được tiến hành kịp thời và đúng cách. Dưới đây là 4 điều quan trong phụ huynh không nên bỏ qua khi điều trị tiêu chảy cho trẻ.
Bạn đang đọc: Đừng bỏ qua 4 điều này khi điều trị tiêu chảy cho bé
1. Không tự ý mua thuốc hay dùng mẹo trị tiêu chảy cho bé
Phụ huynh không tự ý mua thuốc hay dùng mẹo trị tiêu chảy cho trẻ
Tiêu chảy là tình trạng trẻ bị đi ngoài ra phân lỏng hay phân toàn nước quá 3 lần 1 ngày. Phân của trẻ tiêu chảy cũng có thể chuyển sang màu xanh lá cây hoặc vàng nhạt, nặng mùi hơn bình thường.
Khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy, nhiều phụ huynh đã tự mua thuốc điều trị cho con hoặc chọn áp dụng các mẹo dân gian như: dùng nước hồng xiêm, nước búp ổi non, lá mơ… Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, cách xử trí này là không nên vì có thể kéo theo nhiều rủi ro sức khỏe cho trẻ.
Việc tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây độc và nhiều tác dụng phụ không tốt cho trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ đang dùng các loại thuốc khác, việc tự ý mua thuốc điều trị thậm chí có thể gây ra tác động tương tác không mong muốn giữa các loại thuốc khác. Hệ quả, trẻ mắc tiêu chảy vừa không thể khỏi bệnh lại phải chịu nhiều tổn thương hơn về sức khỏe.
Bên cạnh đó, các mẹo dân gian trị tiêu chảy hiện chưa có một cơ sở khoa học nào khẳng định về tính đúng đắn của nó. Vì thế, việc bố mẹ dùng mẹo trị tiêu chảy cho con cũng có thể không đảm bảo an toàn.
Để tránh những tác dụng phụ hay biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay vận dụng mẹo điều trị tiêu chảy cho trẻ. Cách trị bệnh đảm bảo an toàn là bé nên được đi khám bác sĩ để nhận tư vấn phác đồ điều trị phù hợp
2. Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám bác sĩ?
Trẻ mới tiêu chảy ngày đầu tiên phụ huynh có thể quan sát thêm chứ chưa cần đi khám luôn. Bởi trong một số trường hợp, vấn đề tiêu chảy của trẻ có thể là do vavs nguyên nhân thông thường như thay đổi chế độ ăn, stress hoặc tác động thời tiết quá nóng. Trong những tình huống như vậy, triệu chứng thường tự giảm đi rất nhanh, chỉ sau một vài ngày.
Tìm hiểu thêm: Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Bé tiêu chảy cần được đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời, ngừa biến chứng nặng
Tuy nhiên, nếu sang ngày thứ hai, triệu chứng tiêu chảy của trẻ không có chiều hướng giảm, thậm chí tăng lên, phụ huynh hãy sớm đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra. Bên cạnh đó, phụ huynh cùng cần đưa con đi khám hoặc tái khám nếu trẻ tiêu chảy xuất hiện các triệu chứng sau:
– Trẻ có biểu hiện mất nước, môi khô, lừ đừ, hay buồn ngủ và ngủ khó đánh thức;
– Trẻ đi ngoài ra phân có màu đen, màu máu;
– Trẻ có triệu chứng buồn nôn nhiều, mệt mỏi, chán ăn hay cứ ăn lại nôn;
– Trẻ tiêu chảy sốt cao nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt;
– Trẻ không thể uống nước để bù nước và điện giải bằng đường uống.
3. Cho trẻ uống thuốc đầy đủ và chăm sóc đúng cách để trị tiêu chảy cho bé
3.1. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định
Hầu hết trường hợp trẻ tiêu chảy cấp ở mức độ bình thường đều có thể được điều trị tại nhà theo phác đồ chỉ định từ bác sĩ. Một số trường hợp trẻ mắc bệnh ở mức độ nặng hay xuất hiện triệu chứng nặng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao thì mới cần nhập viện điều trị để được bác sĩ theo dõi sát sao.
Với trường hợp trẻ được điều trị tại nhà theo thuốc kê đơn của bác sĩ, phụ huynh cần đảm bảo cho con uống đúng và đủ liều lượng thuốc đã được bác sĩ kê. Đây là điều rất quan trọng để giúp bé tiêu chảy đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, ngừa biến chứng nặng có thể xảy ra.
Như đã khẳng định, tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, trẻ tiêu chảy sẽ được bác sĩ kê các đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng để điều trị tiêu chảy cho bé:
– Dung dịch bù nước và điện giải cho trẻ tiêu chảy: tình trạng tiêu chảy ra phân lỏng nhiều lần mỗi ngày khiến cơ thể trẻ bị mất nhiều nước và điện giải. Do đó, các bé tiêu chảy cấp sẽ được bác sĩ chỉ định dùng dung dịch bù nước và điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra.
– Thuốc kháng sinh: chỉ dùng trong trường hợp bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ do tác nhân vi khuẩn gây nên.
– Thuốc chống nôn: dùng khi trẻ tiêu chảy có triệu chứng buồn nôn nặng để có thể giảm cảm giác buồn nôn và giữ thức ăn hoặc dung dịch trong dạ dày của bé.
– Thuốc cầm tiêu chảy: chỉ dùng trong các trường hợp thật sự cần thiết nhằm giảm tần suất đi phân và giúp kiểm soát tiêu chảy.
– Bổ sung kẽm: chất giúp duy trì sự cân bằng của nước và các chất khoáng như natri hay kali trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng khi trẻ mất nước và khoáng chất do tiêu chảy.
3.2. Phối kết hợp chế chăm sóc khoa học để trẻ tiêu chảy nhanh hồi phục
>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Trẻ tiêu chảy nên được kiêng đồ ăn nhanh, thức uống có gas
Ngoài uống thuốc đầy đủ, trẻ tiêu chảy cấp còn cần được chăm sóc với chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để sức khỏe được hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là một số điều phụ huynh cần chú ý thực hiện trong quá trình chăm sóc bé tiêu chảy:
– Chế độ ăn: bé tiêu chảy vẫn cần được bổ sung các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chỉ kiêng khem các thực phẩm mà bác sĩ chỉ định. Bố mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn dạng lỏng để con dễ tiêu hóa hơn. Các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và đồ uống có gas hay chất kích thích cần được kiêng tuyệt đối, vì chúng có thể kích thích tình trạng bệnh của bé nặng hơn.
– Nghỉ ngơi đầy đủ: bé tiêu chảy cần được nghỉ ngơi đủ để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
– Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách: trong thời gian mắc tiêu chảy, trẻ vẫn cần được tắm và vệ sinh cẩn thận. Các đồ dùng cá nhân của trẻ cần được riêng biệt để tránh lây nhiễm bệnh cho các bé khác, các thành viên khác trong gia đình.
4. Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em
Khi sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em, cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị:
– Tuân thủ đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. Không tăng hoặc giảm liều thuốc mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ. Không tự y áp dụng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nằm ngoài tầm tay của trẻ.
“Kết luận: Khi điều trị tiêu chảy cho bé, việc chú ý đến 4 yếu tố quan trọng mà bài viết đã đề cập sẽ giúp quá trình chăm sóc trở nên hiệu quả hơn. Những điều này không chỉ giúp bé nhanh chóng hồi phục mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đừng chủ quan khi đối mặt với tiêu chảy ở trẻ, hãy thực hiện đúng các bước cần thiết và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Luôn sẵn sàng và trang bị đủ kiến thức sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn trong việc chăm sóc con yêu.”