Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu

Trẻ sốt xuất huyết trong hầu hết các trường hợp đều có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, trong quá trình bố mẹ chăm sóc trẻ tại nhà, sốt xuất huyết có thể chuyển biến xấu bất cứ lúc nào. Quan trọng là bố mẹ phải nắm được đâu là những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ trở nặng để kịp thời cho trẻ nhập viện.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus Dengue. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này lây từ người sang người, nhưng không trực tiếp mà gián tiếp, thông qua muỗi vằn. Sốt xuất huyết có thể biến chứng, thậm chí là gây tử vong cho người bệnh.

Được biết, sốt xuất huyết có biểu hiện rất đa dạng, có thể là không triệu chứng, có thể là triệu chứng nhẹ cũng có thể là triệu chứng nặng/nguy kịch. Trong đó, hầu hết trẻ sốt xuất huyết có triệu chứng nhẹ, thường tự khỏi trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ có triệu chứng nặng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ tử vong. Bởi biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như thế nên trẻ sốt xuất huyết cần được theo dõi sát sao để sớm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần nhập viện điều trị, hạn chế nguy cơ tử vong.

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm thường xuất hiện trong giai đoạn sốt muộn hay còn gọi là giai đoạn hạ sốt. Khi đó, mặc dù hết sốt, nhiệt độ cơ thể giảm xuống bình thường (dưới 38 độ C) nhưng trẻ có thể xuất huyết, thoát mạch, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng bụng, suy hô hấp, suy đa tạng,…

1. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu là gì

Theo chuyên gia, có 6 dấu hiệu lâm sàng cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ trở nặng. Nếu trẻ có 1 trong 6 dấu hiệu dưới đây, bố mẹ phải cho trẻ nhập viện ngay:

– Thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột: Đang sốt cao, trẻ hạ sốt,

– Nôn liên tục,

– Đau bụng,

– Xuất huyết: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu tiện và đại tiện ra máu,…,

– Chân tay trẻ lạnh và ẩm.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu

Một trong những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nguy hiểm là đau bụng.

2. Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết như thế nào để hạn chế nguy cơ chuyển biến xấu

Để hạn chế nguy cơ sốt xuất huyết trở nặng, bố mẹ cần thận trọng trong chăm sóc trẻ tại nhà. Theo đó, hai nội dung chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà chính bố mẹ cần lưu ý là: Hạ sốt và bù dịch.

2.1. Hạ sốt

Thuốc hạ sốt được chỉ định trong sốt xuất huyết là Paracetamol. Mặc dù vậy, thuốc này vẫn gây hại trên gan, thận; đặc biệt là nếu dùng liều cao hoặc dùng liều đúng chỉ định nhưng kéo dài. Để Paracetamol không gây hại trên gan, thận, bố mẹ cần sử dụng nó cho trẻ như sau: Thời điểm dùng là khi trẻ sốt trên 38.5 độ C; liều dùng là 15mg/kg/lần; tần suất là 4 – 6 giờ/lần, một ngày không dùng quá 4 lần.

Ngoài Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen cũng là hai thuốc hạ sốt quen thuộc. Tuy nhiên, trong trường hợp sốt xuất huyết, bố mẹ tuyệt đối không dùng chúng cho trẻ:

– Aspirin: Aspirin có tác dụng ngăn chặn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu, làm tiếp diễn tình trạng xuất huyết do sốt xuất huyết.

– Ibuprofen: Mặc dù không mạnh mẽ bằng Aspirin nhưng Ibuprofen cũng làm gia tăng tình trạng xuất huyết do sốt xuất huyết.

Ở thời điểm hiện tại, khi sốt xuất huyết đang bùng phát dữ dội, nếu trẻ sốt, tốt nhất là bố mẹ tránh luôn hai thuốc trên. Bên cạnh Paracetamol, bố mẹ nên chườm mát nách, trán, bẹn cho trẻ với nước ấm thấp hơn 2 – 3 độ C so với nhiệt độ cơ thể trẻ, để tăng cường hiệu quả hạ sốt.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng thủy đậu ở trẻ em – Bố mẹ đã biết chưa?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu

Paracetamol là thuốc hạ sốt được chỉ định trong sốt xuất huyết.

2.2. Bù dịch

Trẻ sốt xuất huyết có thể mất nước, thoát huyết tương (thoát dịch qua thành mạch). Khi đó, máu trẻ cô đặc, trẻ tụt huyết áp, trụy mạch, tính mạng bị đe dọa. Để hạn chế nguy cơ này, bố mẹ phải tập trung bù dịch cho trẻ. Dịch có thể được bù cho trẻ thông qua đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, tại nhà thì trẻ chỉ nên được bù dịch bằng đường uống.

Oresol là dung dịch giúp bù dịch, bù điện giải nhanh và an toàn. Pha Oresol, bố mẹ phải tuân thủ hướng dẫn được in trên bao bì của nhà sản xuất. Điều đó có nghĩa là, nếu nhà sản xuất khuyến cáo pha Oresol với 200ml nước thì bố mẹ phải dùng đúng 200ml nước để pha. Không pha Oresol với ít nước hơn mức được khuyến cáo. Trẻ uống Oresol nồng độ cao có thể rối loạn nước – điện giải, co giật, hôn mê, tổn thương não. Ngoài pha đúng hướng dẫn, bố mẹ cần cho trẻ uống dung dịch này từng chút một. Không uống dung dịch Oresol sau pha 24 giờ. Ngoài Oresol, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước hoa quả như nước dừa, nước chanh, nước cam, nước bưởi,… và nước lọc để bù dịch, bù điện giải.

Tuyệt đối không tự ý bù dịch cho trẻ tại nhà bằng đường truyền tĩnh mạch. Trẻ có thể bị sốc, rối loạn cân bằng muối – nước, tràn dịch đa màng,… nếu bố mẹ làm vậy.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Quai bị có lây không?

Để bù dịch, bù điện giải, bố mẹ có thể cho trẻ uống nước chanh.

Nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn cho con bạn. Các triệu chứng như chảy máu cam, nôn ra máu, đau bụng dữ dội, và mệt lả cần được chú ý và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức. Việc can thiệp kịp thời có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ tính mạng của trẻ. Cha mẹ nên luôn theo dõi sát sao tình trạng của con và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử trí phù hợp trong các tình huống khẩn cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *