Viêm tai ngoài không thường gặp như viêm tai giữa nhưng vẫn là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh cần được chẩn đoán phát hiện sớm để có thể lên phương án điều trị nhằm hạn chế những di chứng về thính lực. Dấu hiệu của bệnh là gì và cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ như thế nào?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ
1.Thông tin cơ bản về viêm tai ngoài
1.1. Viêm tai ngoài là gì?
Viêm tai ngoài là tình trạng trẻ bị viêm ở phần ống tai ngoài. Viêm tai ngoài có thể xuất phát từ việc trẻ bị tình trạng nhiễm trùng, dị ứng, các bệnh về da v…v… Trong số đó, nguyên nhân do nhiễm khuẩn cấp tính là rất thường gặp.
Viêm tai ngoài cũng là tình trạng khá thường gặp
Tình trạng viêm tai ngoài có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, thậm chí là ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đối tượng viêm tai thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, người lớn nguy cơ mắc sẽ nhỏ hơn. Trẻ càng lớn nguy cơ mắc càng ít dần đi.
Bệnh viêm tai ngoài thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, ở những khu vực có độ ẩm môi trường cao, những người thường xuyên chơi các môn thể thao, nhất là những hoạt động bơi lội dưới nước thường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
1.2. Cấu trúc ống tai, cơ chế bảo vệ của tai
Ống tai ngoài là một ống hình trụ, mở rộng từ sụn của vành tai phía ngoài cho đến màng nhĩ. Ống tai ngoài sẽ được chia làm 2 phần:
– 1/3 ống tai phía ngoài được cấu tạo bằng sụn
– 2/3 phần còn lại là xương
Trong đó, sụn được bọc bởi lớp da khá dày và có nhiều tuyến cấu trúc nằm ở dưới như tuyến ráy tai, nang lông và tuyến nhờn. Phần bên trong có xương được lót bởi lớp da rất mỏng và không có mô.
Ống tai có cơ chế sinh lý để bảo vệ đó là:
– 1 phần ống tai sẽ được sụn hố thuyền và sụn bình tai che lại, nhờ đó tai được bảo vệ trước vật thể từ bên ngoài xâm nhập.
– Khe rãnh bên trong ống tai và các nang lông giúp bảo vệ tai khỏi các chất bẩn, ô nhiễm ở bên ngoài.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ và những điều bố mẹ cần biết
Tai ngoài có tác dụng bảo vệ tai
– Ráy tai có nhiệm vụ tạo ra môi trường acid trong tai, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các loại nấm. Tuyến nhờn tiết dầu để ngăn không cho nước xâm nhập vào tai. Ráy tai cũng đồng thời ngăn ngừa không cho những vật thể lạ bên ngoài chui vào tai.
Nếu trẻ ngoáy tai, móc tai quá nhiều và mạnh hoặc do trẻ bị ngã, bị chấn thương ở ngoài tai khiến cho cơ chế bảo vệ tai bị phá vỡ, từ đó có thể gây ra nguy cơ tai ngoài bị viêm nhiễm.
Khi tai bị viêm dẫn đến phù nề, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và bít tắc ống tai. Ngứa làm cho trẻ ngoáy và cho tay vào tai nhiều hơn, dẫn đến bệnh bị tăng nặng hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
Những trường hợp sau nằm trong yếu tố nguy cơ đối với bệnh viêm tai ngoài đó là:
– Trẻ bơi lội hoăc tham gia các loại động bên trong môi trường nước
– Trẻ bị chấn thương ở tai do gãi, cào xước hoặc do bông ngoáy tai móc vào thường xuyên
– Trẻ phải đeo máy trợ thính thường xuyên
– Trẻ bị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, dị ứng, viêm da tiếp xúc khi đeo khuyên tai, chà, vảy nến,…
Những tác nhân gây nên bệnh viêm tai ngoài ở trẻ có thể là:
– Những loại vi khuẩn sau: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis và một số loại vi khuẩn khác
– Nấm là nguyên nhân gây viêm tai ngoài chiếm tỉ lệ từ 2-10%. Trường hợp này thường xuất hiện sai một đợt điều trị nhiễm khuẩn.
1.3. Dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài ở trẻ
Khi bị viêm tai ngoài, trẻ sẽ có những biểu hiện như ngứa tai, đau tai, nghe kém, ù tai và chảy dịch vàng từ tai ra.
Khi được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, có thể thấy những biểu hiện như:
– Khám tai bằng đèn soi, trẻ có thể kêu đau khi bị bác kéo rộng tai để khám, hoặc chạm vào vành tai. Cũng có thể nhìn thấy dịch chảy ra ngoài từ ống tai hoặc đọng lại bít ống tai.
– Nội soi tai sẽ phát hiện chính xác viêm tai ngoài hay tai giữa hay bất kỳ bệnh lý nào khác của tai. Thông qua phương pháp nội soi, có thể quan sát thấy tai ngoài bị đỏ, phù nề, đôi khi thấy nấm bên trong tai, màng nhĩ bị sung huyết, ứ đọng nhiều ráy tai và dịch mủ
Có thể dựa theo những triệu chứng của bệnh để phân loại thành 3 cấp độ bệnh:
– Nhẹ: ngứa nhẹ và phù nề trong tai
– Trung bình: đau , ngứa ống tai ở mức vừa phải, đồng thời ống bị bít tắc một phần
– Nặng: Đau tai nhiều và bít tắc hoàn toàn ống tai, phù nề nhiều, đôi khi sưng cả hạch ở cổ.
2.Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai ngoài cho trẻ
2.1 Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài dựa vào tiền sử bệnh cũng như những dấu hiệu khi thăm khám trực tiếp. Có một số trường hợp đặc biệt của viêm tai ngoài cần phải định danh nguyên nhân gây bệnh thông qua cấy mủ như: Viêm tai ngoài tái phát thường xuyên, viêm tai nặng, viêm tai ngoài mạn tính, viêm không đáp ứng thuốc, nhiễm trùng sau phẫu thuật,…
>>>>>Xem thêm: Phỏng dạ ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu bệnh và cách điều trị
Nên đưa trẻ đi khám tai mũi họng để xác định bệnh
Trong chẩn đoán bệnh, cần phân biệt viêm tai ngoài do nguyên nhân vi khuẩn với do nấm, viêm tai giữa mủ, viêm da tiếp xúc để từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho trẻ.
2.2. Phương án, cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ ra sao?
Cách chữa viêm tai ngoài sẽ bao gồm: vệ sinh tại, điều trị viêm và giảm đau.
– Vệ sinh tai là những bước làm sạch ống tai ngoài cho trẻ thông qua nội soi. Người thực hiện kỹ thuật này là các bác sĩ chuyên khoa về Tai mũi họng. Làm sạch các loại nấm, mủ, ráy tai sẽ giúp thuận lợi hơn khi điều trị thuốc trong tai đồng thời giúp tình trạng của trẻ nhanh lành hơn.
– Điều trị viêm nhiễm bằng thuốc: trẻ sẽ được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng nhỏ tai hoặc uống tùy theo từng trường hợp và bệnh trạng của trẻ. Đối với những trẻ có tình trạng bệnh rất nặng thì có thể chỉ định nhập viện điều trị.
– Giảm đau. Những trường hợp viêm nhiễm nặng khiến trẻ bị đau nhiều có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau chứa thành phần paracetamol kết hợp với việc làm sạch ống tai khi nội soi sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt đau hơn.
Trong quá trình điều trị viêm tai ngoài, cha mẹ cũng cần vệ sinh sạch vành tai cho trẻ bằng tăm bông và nước muối sinh lý. Cần thận mọi sinh hoạt như tắm rửa, không để nước chui vào tai bằng cách nhét bông mỗi khi tắm. Không cho trẻ đi bơi hoặc nghịch nước khi đang bị viêm tai. Không ngoáy sâu vào tai bằng các dụng cụ lấy ráy tai tại nhà.
Nhận biết sớm dấu hiệu viêm tai ngoài ở trẻ em là yếu tố quan trọng để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng. Các triệu chứng như ngứa tai, đau tai, hoặc chảy dịch từ tai cần được chú ý và kiểm tra kịp thời. Đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng. Bố mẹ cũng nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc tai đúng cách để bảo vệ sức khỏe tai của trẻ và ngăn ngừa tái phát