Chuyên gia giải đáp: Quai bị lây qua đường nào?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tương đối phổ biến. Ngay từ khái niệm bệnh, chúng ta đã thấy quai bị có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Quai bị lây qua đường nào? Việc nắm được câu trả lời của câu hỏi này là cực kỳ cần thiết để dự phòng bệnh hiệu quả. Nếu vấn đề này bố mẹ vẫn còn mông lung, đọc bài viết sau của CAREUP.VN ngay, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Quai bị lây qua đường nào?

1. Cơ bản về quai bị: Nguyên nhân – yếu tố nguy cơ, dấu hiệu nhận biết, biến chứng

1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh truyền nhiễm cấp tính quai bị được xác định là phát sinh do virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Dù là trẻ nhỏ hay người trưởng thành, nam giới hay nữ giới, chúng ta đều có nguy cơ bị quai bị. Tuy nhiên, khả năng bệnh tấn công một ai đó sẽ lớn hơn, nếu người đó là trẻ nam, từ hai tuổi trở lên. Như vậy, có thể khẳng định, giới tính và tuổi tác là hai yếu tố nguy cơ của quai bị.

Chuyên gia giải đáp: Quai bị lây qua đường nào?

Virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae là nguyên nhân phát sinh quai bị

1.2. Dấu hiệu nhận biết

Có một vấn đề tương đối đáng quan ngại, đó là có tới 25% trẻ mắc quai bị mà không biểu hiện rõ ràng. Những trẻ này sẽ vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Ngoài 25% này, 75% trẻ mắc quai bị còn lại sẽ biểu hiện bệnh như sau:

– Sau khi nhiễm virus Mumps 7 – 14 ngày: Trẻ sốt, đau đầu, đau họng, đau hàm, đau cơ-xương-khớp, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi. Mặc dù nhiều nhưng những triệu chứng này không đặc trưng, tương đối giống các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác. Chỉ sử dụng chúng, bố mẹ khó dự đoán được vấn đề trẻ gặp phải có phải là quai bị hay không.

– Sau khi những dấu hiệu nhận biết phía trên xuất hiện 1 – 3 ngày: Trẻ sưng tuyến nước bọt mang tai, ở một bên hoặc ở hai bên cùng lúc/không cùng lúc. Tuyến nước bọt sưng không chỉ làm mang tai trẻ sưng mà còn làm sưng cả má, dưới hàm và thậm chí là ngực trẻ, làm tai trẻ bị đẩy lên và ra ngoài, xương ức trẻ bị phù. Các vùng sưng này đau đớn nhưng không nóng, cũng không xung huyết. Ngoài sưng tuyến nước bọt mang tai, nếu là nam, trẻ còn có thể sưng bìu và đau tinh hoàn. Những triệu chứng này là triệu chứng đặc trưng, phân biệt quai bị với các bệnh truyền nhiễm khác. Bố mẹ có thể dùng chúng để xác định gần như chính xác sự tồn tại của quai bị.

1.3. Biến chứng

Quai bị rất nguy hiểm. Bệnh dễ biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc tích cực. Theo đó, những biến chứng phổ biến và tai hại nhất có thể kể đến của bệnh truyền nhiễm này là:

– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (biến chứng ở nam giới): Nam giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì có tới 25 – 30% là bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. 50% số đó rồi sẽ vĩnh viễn phải chung sống với di chứng teo tinh hoàn, giảm tỷ lệ sinh tinh, vô sinh. Biến chứng này có biểu hiện là sự sưng và phù nề kéo dài 3 – 7 ngày của tinh hoàn và mào tinh hoàn.

– Viêm buồng trứng (biến chứng ở nữ giới): Nữ giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì 7% là bị biến chứng viêm buồng trứng.

– Viêm tụy, viêm phổi, nhồi máu phổi, viêm thanh phế quản, viêm cơ tim, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu,… (biến chứng khác, xuất hiện ở cả nam lẫn nữ).

Tìm hiểu thêm: Tay chân miệng ở trẻ: Từ triệu chứng đến điều trị

Chuyên gia giải đáp: Quai bị lây qua đường nào?

Viêm não là biến chứng nguy hiểm nhất của quai bị

Mặc dù tỷ lệ tỷ vong ở trẻ mắc quai bị chỉ là 1/100.000, tỷ lệ biến chứng của bệnh truyền nhiễm này rất cao. Và nó có xu hướng càng cao khi trẻ càng nhiều tuổi.

2. Quai bị lây qua đường nào

2.1. Khả năng và phương thức lây nhiễm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, khu vực tập trung chủ yếu của các ca quai bị trên toàn cầu về cơ bản là có những đặc điểm sau: Đông dân cư, chất lượng cuộc sống thấp đến tương đối thấp, khí hậu mát hoặc lạnh. Tại Việt Nam, quai bị được ghi nhận nhiều ở miền Bắc và Tây Nguyên, vào các mùa Thu – Đông. Các vùng khác và các mùa khác cũng xuất hiện trẻ mắc quai bị nhưng ít hơn. Trung bình, cả nước có tỷ lệ mắc quai bị là 10 – 40/100.000 dân. Tỷ lệ mắc này cho thấy nếu phát triển thuận lợi, quai bị có thể bùng phát thành các cụm dịch vừa và nhỏ.

Giống thủy đậu, sởi và các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác, quai bị muốn lây từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, cần phải có vật thể trung gian là dịch tiết đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng). Cụ thể, bệnh có hai phương thức để phát tán là trực tiếp và gián tiếp:

– Trực tiếp: Trẻ không bệnh hít phải dịch tiết đường hô hấp trong không khí do trẻ bệnh ho/hắt hơi ra. Trẻ không bệnh tiếp xúc thân mật, gần gũi như ôm/hôn trẻ bệnh.

– Gián tiếp: Trẻ không bệnh sờ/chạm/cầm/nắm đồ đạc dính dịch tiết đường hô hấp trẻ bệnh rồi vô tình đưa tay sờ/chạm mắt/mũi/miệng.

Chuyên gia giải đáp: Quai bị lây qua đường nào?

>>>>>Xem thêm: Ho gà ở trẻ em: bệnh dễ lây nhiễm thành dịch

Quai bị lây qua đường nào? Qua tiếp xúc gần gũi trực tiếp

2.2. Dự phòng

Dự phòng quai bị vô cùng đơn giản. Từ lâu, bệnh đã có vắc xin chủng ngừa. Chính vì vậy, ngay khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, không trì hoãn, bố mẹ phải cho trẻ chủng ngừa vắc xin đơn hoặc vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella, theo liệu trình sau:

– Mũi 1: Tiêm khi trẻ ở trong độ tuổi 12 – 18 tháng

– Mũi 2: Tiêm khi trẻ ở trong độ tuổi 3 – 5 năm hoặc trước khi trẻ đi học.

Không nhất thiết phải tuân thủ chính xác các mốc thời gian phía trên. Ngay cả khi không còn ở trong những độ tuổi ấy, trẻ vẫn có thể chủng ngừa vắc xin quai bị 100% hiệu quả, miễn sao đảm bảo mũi tiêm thứ nhất cách mũi tiêm thứ hai ít nhất 1 tháng.

2.3. Điều trị

Trường hợp trẻ chưa đủ điều kiện chủng ngừa hoặc chưa kịp chủng ngừa đã mắc quai bị, bố mẹ phải làm sao? Ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có thuốc điều trị đặc hiệu quai bị. Điều đó đồng nghĩa với việc, điều trị quai bị, bản chất chỉ là điều trị hỗ trợ hay điều trị triệu chứng – phòng ngừa biến chứng. Tất cả thuốc trẻ có thể sử dụng chỉ là các thuốc hạ sốt, giảm đau. Những thuốc này, muốn sử dụng phải có hướng dẫn của chuyên gia. Chính vì vậy, khi các dấu hiệu quai bị xuất hiện ở trẻ, bố mẹ phải cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Một số trường hợp, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện để kịp thời xử lý, tránh để lại các di chứng đáng tiếc. Những trường hợp đó là: Trẻ nam có biểu hiện viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn; trẻ nữ có biểu hiện viêm buồng trứng, trẻ nói chung có biểu hiện các biến chứng khác.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, miệng khi ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện với người bệnh có thể dẫn đến lây nhiễm. Đặc biệt, trẻ em và người chưa được tiêm vắc-xin phòng ngừa là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Để phòng tránh quai bị, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh, và đảm bảo tiêm chủng đầy đủ. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh, cần cách ly và đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Phòng bệnh hiệu quả là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *