Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách là điều bố mẹ cần biết để giúp con sớm hồi phục và khỏe lại. Dưới đây, bài viết sẽ gửi tới bố mẹ 04 điều quan trọng để có thể chăm sóc tốt cho bé bị tiêu chảy cấp tại nhà.
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách
1. Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Tiêu chảy cấp là một bệnh lý dễ gặp ở trẻ nhỏ. Các bé mắc tiêu chảy cấp có thể do rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: bị nhiễm rotavirus, lây nhiễm vi khuẩn, nhiễm kí sinh trùng, dị ứng với thức ăn, do tác dụng phụ của thuốc…
Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ không phải là một bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bé bị tiêu chảy cấp nếu không được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách kịp thời thì bệnh trở nặng rất nhanh. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị tử vong chỉ vì tiêu chảy cấp.
Như vậy, bố mẹ có con bị tiêu chảy cấp tuyệt đối không thể chủ quan. Bố mẹ cần chăm sóc con đúng cách, khoa học. Đồng thời cho bé uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần.
2. 04 điều mẹ cần biết để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách
Khi có con nhỏ bị mắc tiêu chảy cấp, bố mẹ có thể áp dụng 4 cách chăm sóc dưới đây nhằm giúp bé sớm hồi phục và khỏe lại.
2.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tìm hiểu thêm: Xem ngay: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ bị tiêu chảy cấp đi ngoài ra nước với tần suất rất nhiều nhiều mỗi ngày. Không chỉ bị mất nước, cơ thể bé còn bị thiếu hụt dinh dưỡng và lượng lớn các chất điện giải. Ví dụ như: magie, natri, kali, canxi, cacbonat, clorua… Nếu không được bù đắp thì cơ thể bé sẽ càng trở nên mệt mỏi, suy nhược. Thậm chí bé có thể bị suy dinh dưỡng sau khi hết tiêu chảy. Vì vậy, để chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách, bố mẹ cần đảm bảo duy trì cho bé chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Theo các bác sĩ CAREUP.VN, với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp, mẹ cần duy trì cho em bé bú đầy đủ. Vì sữa mẹ chính là nguồn dưỡng chất cần thiết, giúp bé bù đắp nước, chất điện giải và các dưỡng chất bị thiếu hụt khác hiệu quả. Còn đối với các em bé đã ăn dặm, bố mẹ có thể chia nhỏ ra làm nhiều bữa. Trẻ vẫn được bổ sung đủ lượng thức ăn, dưỡng chất cần thiết mà lại không bị ngán ăn.
Mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn của bé các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: khoai tây, thịt heo, cá… Các bữa ăn nên cách nhau từ 3-4 tiếng để bé tiêu thụ tốt hơn. Đặc biệt lưu ý, bố mẹ không được cho trẻ ăn nhiều đường. Vì đường có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.
2.2. Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy theo đúng chỉ định của bác sĩ
Sử dụng oresol để bù nước, bù điện giải cho trẻ bị tiêu chảy cấp là cách làm phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ở độ tuổi khác nhau sẽ sử dụng liều lượng khác nhau. Bố mẹ khi muốn cho bé uống oresol thì nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Đồng thời cần đảm bảo cho bé dùng liều lượng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Bố mẹ chăm sóc bé bị tiêu chảy cấp tại nhà tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy cho con. Bởi, hầu hết các thuốc cầm tiêu chảy hiện nay đều làm giảm nhu động ruột, gây liệt ruột để phân không được đẩy ra ngoài. Việc phân bị ứ lại trong ruột trẻ không những không giúp bé hết tiêu chảy mà còn gây chướng bụng, viêm ruột… Thậm chí nguy hiểm hơn, bé có thể bị tắc ruột, thủng ruột hoặc tử vong.
Lưu ý rằng, trường hợp bố mẹ đã điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, bù nước bằng oresol nhưng trẻ vẫn nôn nhiều, cơ thể biểu hiện rõ dấu hiệu mất nước: khô môi, khô da, cơ thể mệt lả… bố mẹ nên cho bé nhập viện ngay. Mục đích là để bé được khám và hỗ trợ điều trị từ bác sĩ, tránh bệnh trở nặng.
2.3. Bổ sung thêm vi chất cho trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên bổ sung kẽm cho con. Bởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ bị tiêu chảy nên được bổ sung kẽm vào phác đồ điều trị, đồng thời kết hợp với oresol sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Hơn thế, kẽm còn là dưỡng chất cần thiết giúp bé chóng hồi phục sau khi khỏi bệnh.
Đối với trẻ tiêu chảy cấp, bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho con theo liều lượng như sau:
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày;
– Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: 20mg/ngày x 10 – 14 ngày.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên bổ sung cho con mắc tiêu chảy cấp vitamin nhóm B, vitamin A… Mục đích là để tăng hiệu quả điều trị tiêu chảy cho trẻ.
2.4. Đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ khi cần
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, những điều bố mẹ cần biết
Trẻ tiêu chảy cấp cần được đưa đến bệnh viện khi cần thiết
Trẻ mắc tiêu chảy cấp, bố mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị bệnh cho con tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp sau, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được hỗ trợ từ bác sĩ:
– Trẻ dưới 6 tháng ngay khi phát hiện mắc tiêu chảy cấp, bố mẹ cần đưa bé đến viện khám. Bởi các bé ở độ tuổi này có sức đề kháng yếu, bệnh chuyển nặng nhanh. Bé cần được bác sĩ khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Nếu tình trạng không nặng, sau đó bố mẹ có thể mang bé về nhà tự chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ.
– Trẻ tiêu chảy nhưng nôn ói rất nhiều lại không chịu ăn uống;
– Trẻ mất nước nhiều, liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm;
– Trẻ quấy khóc liên tục kèm triệu chứng mệt mỏi, lờ đờ, ngủ nhiều và khó đánh thức;
– Trẻ tiêu chảy kèm biểu hiện sốt cao, co giật;
– Trẻ tiêu chảy sau 7 ngày chưa hết.
Việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng. Đảm bảo cung cấp đủ nước và chất điện giải, theo dõi chế độ ăn uống và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân sạch sẽ là những yếu tố quan trọng trong việc quản lý tình trạng tiêu chảy. Đồng thời, nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng như mất nước, sốt cao hoặc máu trong phân, việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ là rất cần thiết. Sự chăm sóc tận tâm và tuân thủ đúng các hướng dẫn sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Đừng quên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và điều chỉnh phương pháp chăm sóc khi cần thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.