Cẩn trọng quá liều paracetamol và hướng dẫn xử lý đúng cách

Paracetamol sẽ phát huy hiệu quả tốt và an toàn với người bệnh khi được sử dụng đúng cách, đúng liều. Những trường hợp quá liều paracetamol cần đặc biệt thận trọng vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường.

Bạn đang đọc: Cẩn trọng quá liều paracetamol và hướng dẫn xử lý đúng cách

1. Paracetamol là gì? Hiệu quả với bệnh gì?

Paracetamol là thuốc đặc trị giúp giảm đau và hạ sốt. Paracetamol được sử dụng rất phổ biến hiện nay, thuốc có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng liều và đúng cách.

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần chính là paracetamol có thể ở dạng viên nén, viên sủi hoặc siro với tên gọi khác nhau và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đây là loại thuốc không kê đơn.

Cẩn trọng quá liều paracetamol và hướng dẫn xử lý đúng cách

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

2. Khi nào bị quá liều paracetamol và nhận biết biểu hiện quá liều

2.1. Khi nào xảy ra quá liều paracetamol

Liều dùng paracetamol an toàn được khuyến nghị theo từng đối tượng như sau:

– Với người lớn thường từ 500-1000mg, uống mỗi 4-6 giờ và không được uống quá 4g/ 24 giờ.

– Với trẻ em, liều dùng tính theo công thức 10-15 mg/kg, uống cách nhau 4-6 tiếng và không được uống quá 50-70mg/kg/ 24 giờ.

Các trường hợp uống thuốc vượt qua mức an toàn trên thì được xem là quá liều. Đặc biệt, các trường hợp quá liều nặng sẽ gây ra ngộ độc thuốc. Cụ thể:

– Với người trưởng thành uống 1 liều cấp >150mg/kg hoặc >7.5g có thể được coi là ngộ độc, mặc dù liều dùng tối thiểu gây tổn thương gan thường dao động từ 4-10g.

– Với trẻ em uống 1 liều cấp từ 120mg/kg – 150mg/kg có thể gây ra ngộ độc gan.

– Với những bệnh nhân uống thuốc kéo dài mạn tính, liều >4g/ngày có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc paracetamol trên lâm sàng.

Hậu quả của quá liều paracetamol có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ở gan, gây suy gan. Ngoài ra, ngộ độc paracetamol còn gây ra suy thận, viêm tụy cấp, nhiễm acid lactic, hạ đường huyết,…

Tìm hiểu thêm: Alverin – Thông tin thuốc, công dụng và liều dùng

Cẩn trọng quá liều paracetamol và hướng dẫn xử lý đúng cách

Các trường hợp lạm dụng uống paracetamol quá chỉ định sẽ dẫn tới quá liều.

2.2. Biểu hiện của uống thuốc hạ sốt giảm đau quá liều

Các triệu chứng thường gặp của quá liều dùng paracetamol gồm buồn nôn, người mệt mỏi, vàng mắt, vàng da,… Các triệu chứng sẽ không đồng loạt xuất hiện mà diễn ra theo 4 giai đoạn ngộ độc paracetamol gồm: Giai đoạn khởi đầu; Giai đoạn tổn thương gan; Giai đoạn suy gan; Giai đoạn hồi phục. Cụ thể:

– Giai đoạn khởi đầu: Diễn ra trong 24h đầu sau khi uống thuốc. Người bệnh có các biểu hiện như buồn nôn, nôn, chán ăn, vã mồ hôi.

– Giai đoạn tổn thương gan: Diễn ra trong 24-72h sau khi uống thuốc. Người bệnh có các biểu hiện đau bụng, căng tức ở vùng hạ sườn phải. Lúc này, khi thực hiện các xét nghiệm men gan sẽ thấy các chỉ số như ALT, AST, Bilirubin,… tăng đột ngột.

– Giai đoạn suy gan: Diễn ra trong 72-96h (3-4 ngày) sau khi uống thuốc. Biểu hiện của người bệnh ở giai đoạn này là vàng da, vàng mắt, lú lẫn, người mệt mỏi do diễn ra quá trình hoại tử tế bào gan. Người bệnh có thể bị suy thận, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mắc bệnh não do gan,… Nguy hiểm nhất có thể dẫn tới nguy cơ hôn mê, thậm chí là tử vong do suy đa tạng nếu không được điều trị kịp thời trong vòng 4-18 ngày.

– Giai đoạn phục hồi: Diễn ra khi người bệnh ngộ độc paracetamol được xử trí đúng cách kịp thời, Chức năng gan dần được khôi phục từ 4-14 ngày điều trị. Thông thường, sau khoảng 30 ngày tổ chức gan có thể lành lại hoàn toàn, với trường hợp ngộ độc nặng thì có thể cần nhiều thời gian hơn.

3. Hướng dẫn xử lý và phòng tránh quá liều paracetamol đúng cách

3.1. Hướng dẫn xử lý uống thuốc quá liều

Người bệnh khi nhận thấy bản thân đã dùng thuốc paracetamol quá liều thì nên xử lý ngay, không nên đợi đến khi có triệu chứng. Bạn có thể thực hiện các hướng dẫn sau trong trường hợp dùng thuốc giảm đau, hạ sốt quá liều:

– Tự gây nôn để có thể nôn ra phần thuốc vừa uống.

– Uống nước chè đặc, uống than hoạt tính để có thể giảm sự hấp thu của các chất gây độc tới gan.

– Quan trọng nhất, người bệnh nên được chuyển ngay đến các cơ sở y tế sớm nhất để được chăm sóc tốt bởi các nhân viên y tế. Bác sĩ sẽ đánh giá về mức độ ngộ độc thuốc để tiến hành điều trị đúng cách phù hợp.

Cẩn trọng quá liều paracetamol và hướng dẫn xử lý đúng cách

>>>>>Xem thêm: Điều trị nhiễm khuẩn bằng Lincomycin: Những lưu ý quan trọng

Trong các trường hợp uống thuốc quá liều, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được xử lý đúng cách kịp thời.

3.2. Phòng tránh bị quá liều paracetamol

Để tránh bị uống quá liều lượng khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt, bạn hãy lưu ý những điều sau:

– Nếu bạn chỉ bị cảm, sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) và không có triệu chứng đau nhức, khó thở thì chưa cần uống paracetamol.

– Tốt nhất, người bệnh chỉ sử dụng paracetamol khi có chỉ định và hướng dẫn về liều lượng của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng dưới mọi hình thức tại nhà..

– Khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt bất kỳ cần xem xét về thành phần paracetamol nếu có, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và các lưu ý được khuyến cáo.

– Khi uống các thuốc giảm đau có chứa thành phần paracetamol, bạn lưu ý tuyệt đối không được uống rượu, bia. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương tới gan cao.

– Xem xét về liều dùng paracetamol, không lạm dụng dùng paracetamol quá liều mà không có chỉ định từ bác sĩ. Lưu ý, liều dùng paracetamol tối thiểu là 4 giờ/lần.

– Thời gian sử dụng thuốc tối đa được khuyến cáo đối với trẻ em là

Quá liều paracetamol có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan và thận, thậm chí trường hợp nguy hiểm có thể gây tử vong. Khi bị ngộ độc thuốc, tốt nhất nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để nhanh chóng được xử trí điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *