Cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ, tránh biến chứng

Tay chân miệng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ với bố mẹ cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ để tránh biến chứng, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ, tránh biến chứng

1. Sự tai hại của tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người, dễ bùng phát thành dịch, do Enterovirus, chủ yếu là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71), gây ra. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này thường gặp nhất ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát mạnh mẽ vào hai khoảng thời gian: Tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12. Hiện tại, bệnh có xu hướng bùng phát và diễn biến phức tạp tại miền Nam nước ta.

Biểu hiện chính của tay chân miệng là tổn thương niêm mạc miệng và tổn thương da, tồn tại dưới dạng phỏng nước, ở các vị trí đặc biệt như môi, lợi, lưỡi, niêm mạc má trong, lòng bàn tay, mông, đầu gối, lòng bàn chân.

Cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ, tránh biến chứng

Tổn thương niêm mạc miệng và tổn thương da, tồn tại dưới dạng phỏng nước.

Tay chân miệng ở hầu hết trẻ là lành tính và có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh truyền nhiễm cấp tính này, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,… dẫn đến tử vong. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, tử vong vì tay chân miệng chủ yếu là những trường hợp tay chân miệng do virus EV71, trong đó phổ biến nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% tổng số trường hợp tử vong vì tay chân miệng ở trẻ em).

2. Biểu hiện chi tiết của tay chân miệng phân loại theo mức độ và giai đoạn phát triển bệnh

Tay chân miệng có 4 mức độ, riêng độ 2 có 2 độ a và b. Ở mỗi mức độ, tay chân miệng lại có những biểu hiện khác nhau:

– Độ 1: Trẻ chỉ có loét miệng hoặc/và tổn thương da.

– Độ 2a: Trẻ giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám hoặc trẻ sốt trên 2 ngày/sốt trên 39 độ C hoặc trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Nôn; lừ đừ; khó ngủ; quấy khóc vô cớ.

– Độ 2b, độ 3, độ 4 cần được chuyên gia y tế khám và đánh giá.

Biểu hiện của tay chân miệng cũng khác nhau tùy thuộc giai đoạn phát triển bệnh:

– Giai đoạn ủ bệnh (Enterovirus xâm nhập cơ thể trẻ), kéo dài 3 – 7 ngày: Tay chân miệng không có biểu hiện rõ ràng.

– Giai đoạn khởi phát, kéo dài 1 – 2 ngày: Trẻ sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua cũng có thể sốt cao, 39 – 40 độ C), đau họng, lười ăn, tiêu chảy, mệt mỏi.

– Giai đoạn toàn phát, kéo dài 3 – 5 ngày: Trẻ xuất hiện phỏng nước ở niêm mạc má, lợi, lưỡi; phỏng nước có đường kính 2 – 3mm, vỡ rất nhanh, tạo thành các vết loét, khiến trẻ tăng tiết nước bọt và đau khi ăn. Ngoài niêm mạc má, lợi, lưỡi, phỏng nước cũng xuất hiện trên da, cụ thể là ở lòng bàn tay, mông, đầu gối, lòng bàn chân; phỏng nước ở da có đường kính 2 – 10mm, màu xám, có thể nổi trên da hoặc chìm dưới da, thường không đau khi sờ, chạm. Riêng phỏng nước ở mông và đầu gối thường mọc trên nền hồng ban.

– Giai đoạn lui bệnh: Nếu không có biến chứng thì trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn.

3. Cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ tại nhà

Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu tay chân miệng, tay chân miệng chỉ điều trị hỗ trợ.

3.1. Điều trị không dùng thuốc

Trẻ mắc tay chân miệng nhẹ (chỉ có sốt nhẹ, tổn thương da, tổn thương niêm mạc) có thể điều trị ngoại trú theo một số lưu ý như sau:

3.1.1. Lưu ý về dinh dưỡng

– Đối với trẻ nhũ nhi còn bú: Cần tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ.

Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết: Lây mạnh, dễ bùng phát thành dịch

Cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ, tránh biến chứng

Đối với trẻ nhũ nhi còn bú, cần tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ.

– Đối với trẻ nhỏ đã ăn dặm: Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn dễ tiêu. Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ mắc tay chân miệng do trẻ có loét miệng nên đau, khó chịu. Vì thế, bố mẹ nên chuẩn bị thức ăn lỏng, lạt, lạnh (nguội) và cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn. Bố mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng, có vị mạnh, nóng để không làm miệng trẻ đau, khó chịu hơn.

3.1.2. Lưu ý về vệ sinh thân thể

Bố mẹ cần tắm hoặc lau người nhẹ nhàng cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng để hạn chế nguy cơ bội nhiễm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần rửa tay cho trẻ thường xuyên để loại bỏ Enterovirus gây tay chân miệng dính trên tay.

3.2. Điều trị dùng thuốc

Bố mẹ tuyệt đối không tùy tiện cho trẻ dùng các thuốc không được chuyên gia y tế chỉ định. Một sai lầm rất thường gặp ở phụ huynh khi chăm sóc trẻ tay chân miệng là tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Nguyên nhân gây tay chân miệng là virus và thuốc kháng sinh không có tác dụng trên virus. Ngược lại, dùng kháng sinh còn hại gan, hại thận và làm phát sinh tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng.

Khi trẻ mắc tay chân miệng, những thuốc điều trị triệu chứng sau là những thuốc bố mẹ có thể sử dụng cho trẻ:

– Oresol: Sử dụng để bù nước và điện giải cho trẻ. Oresol cần pha và sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc nhà sản xuất.

– Paracetamol: Sử dụng để hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C.

– Nước muối sinh lý 0,9%: Sử dụng để vệ sinh miệng, họng cho trẻ.

– Xanh Methylen hoặc kem chứa ion bạc: Bôi các tổn thương da cho trẻ để để sát khuẩn, tránh bội nhiễm.

Cách trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ, tránh biến chứng

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Cách phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ là gì?

Thuốc kháng sinh không có tác dụng trên virus.

4. Thời điểm bố mẹ cần cho trẻ tái khám

Bố mẹ lưu ý khi trẻ có một trong các dấu hiệu cảnh báo sau, phải cho trẻ đến các cơ sở y tế uy tín ngay: Sốt cao trên 39 độ C; giật mình; run chi; khó ngủ; nôn nhiều; thở nhanh, thở khó; da tím tái; vã mồ hôi; co giật; hôn mê.

Việc điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ và phòng ngừa biến chứng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé. Áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách như duy trì vệ sinh sạch sẽ, theo dõi triệu chứng và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng. Đồng thời, hãy chú ý đến sự thay đổi trong tình trạng sức khỏe của trẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khi cần thiết. Sự chủ động và chăm sóc cẩn thận của cha mẹ sẽ giúp đảm bảo bé hồi phục một cách an toàn và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *