Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho người lớn và trẻ em

Bất kể là người lớn hay trẻ em khi bị cảm lạnh, sốt cao, đau đầu thì đều có xu hướng tìm đến thuốc hạ sốt nhằm để giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không biết cách dùng và dùng không đúng loại cho đúng đối tượng thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc giảm cơn sốt khác nhau, hãy đọc bài viết này để biết được đâu là thuốc dành cho người lớn, đâu là thuốc dành cho trẻ em nhé.

Bạn đang đọc: Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho người lớn và trẻ em

1. Công dụng của thuốc hạ sốt

Bình thường nhiệt độ cơ thể con người là 37 độ C. Nếu nhiệt độ từ 37,5 độ C trở lên sẽ được coi là sốt. Để giảm bớt triệu chứng do cơn sốt gây ra thì thuốc hạ sốt là sự lựa chọn của phần đông mọi người.

Các loại thuốc dùng để hạ sốt thông thường được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau (tên hoạt chất hoặc tên thương hiệu). Nó có thể dưới dạng đơn chất hoặc dạng phối hợp (với nhiều hoạt chất khác nhau). Một số loại thuốc dùng để hạ sốt phổ biến hiện nay gồm:

– Acetaminophen: Panadol, Tylenol, Actamin,…

– Aspirin: Bufferin, Empirin, Excedrin, Anacin aspirin regimen,…

– Ibuprofen: Motrin, Neoprofen, Advil, Midol,…

– Naproxen: Anaprex, Naprosyn, Aleve,…

Các loại kể trên đều hoạt động bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất prostaglandin – một chất giúp kiểm soát cơn đau và nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi mà chọn loại thuốc và sử dụng với liều lượng phù hợp.

Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho người lớn và trẻ em

Thuốc dùng để hạ sốt giúp giảm các cơn đau và thân nhiệt cơ thể

2. Một số loại thuốc hay dùng với từng đối tượng

Thực tế, không phải lúc nào bị sốt cũng dùng thuốc. Sốt có thể là cách mà cơ thể chống lại bệnh tật. Sốt giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn, đồng thời giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt trên 38,5 độ, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc.

2.1. Người lớn nên dùng thuốc hạ sốt nào?

Một số loại thuốc dùng ở người lớn để điều trị cơn sốt gồm có:

– Acetaminophen

– Aspirin

– Ibuprofen

– Naproxen

Mỗi loại thuốc có cách sử dụng, liều dùng khác nhau. Người lớn cần đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc để đảm bảo không vượt quá liều tối đa mỗi ngày.

Cách tốt nhất là nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh, các dấu hiệu gặp phải để biết được đâu là loại thuốc phù hợp với mình.

2.2. Trẻ em nên dùng thuốc hạ sốt nào?

Các loại thuốc hạ sốt được đánh giá là an toàn với trẻ em gồm:

– Acetaminophen

– Ibuprofen

Hai loại thuốc trên có thể giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị đau đầu, đau nhức cơ thể hoặc sốt.

Liều lượng dùng tùy vào cân nặng của trẻ. Trước khi cho con uống, cha mẹ hãy đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Về khoảng cách giữa các liều dùng, cha mẹ cũng cần lưu ý như sau:

– Sau mỗi 4-6 giờ đối với acetaminophen

– Sau mỗi 6-8 giờ đối với ibuprofen

Tìm hiểu thêm: Kháng sinh: Công dụng và những tác hại do lạm dụng

Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho người lớn và trẻ em

Acetaminophen là loại thuốc dùng để hạ sốt ở trẻ em an toàn

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc

3.1. Đối với người lớn

Để dùng thuốc an toàn, giảm thiểu triệu chứng hiệu quả cần lưu ý một số điều sau:

– Nếu đang mang thai nên tránh dùng Ibuprofen và Naproxen (trừ khi có chỉ định của bác sĩ). Nếu đang cho con bú có thể cân nhắc dùng. Tốt nhất nên tham khảo từ bác sĩ chuyên môn trước.

– Không sử dụng acetaminophen quá 10 ngày trừ khi bác sĩ chỉ định.

– Nên cân nhắc trước nếu bản thân dễ gặp phải một số tác dụng phụ sau: ợ nóng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt,…

– Người trên 60 tuổi, đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc có tiền sử loét dạ dày thì cần thận trọng sử dụng nhóm thuốc chống viêm không Steroid.

3.2. Đối với trẻ em

Trẻ em dùng thuốc hạ sốt cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Trẻ đang bị sốt cần tránh dùng thuốc Aspirin.

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng acetaminophen cho bé dưới 3 tháng tuổi.

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi không sử dụng Ibuprofen.

– Cha mẹ cần làm theo hướng dẫn trên nhãn về liều lượng, khoảng cách dùng mỗi lần. Không nên cho con uống vào những thời điểm không được nhắc đến trong tờ hướng dẫn.

– Không sử dụng dụng cụ trong nhà bếp để đong hay lấy thuốc.

– Không dùng sản phẩm chứa nhiều thành phần cho trẻ dưới 6 tuổi.

– Thuốc cần thời gian phát huy tác dụng, mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Hãy kiên nhẫn và kết hợp với các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc khác để mau chóng phục hồi.

4. Hạ sốt không cần dùng thuốc có được không?

Như đã nói ở trên, nếu ở dạng sốt nhẹ hoặc mong muốn giảm sốt hiệu quả hơn thì có một số cách hỗ trợ có thể áp dụng dưới đây:

– Chọn lựa quần áo thoáng mát, thoải mái.

– Không gian sinh hoạt cần đảm bảo thoáng mát, không bí bách. Nếu phòng có cửa sổ thì nên mở ra một vài lần trong ngày để không gian được điều hòa không khí tốt hơn.

– Không nên tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng vì dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể.

– Bổ sung nước cho cơ thể: nước lọc, nước trái cây, dung dịch điện giải,..

– Chườm khăn mát lên trán cũng giúp cho thân nhiệt cơ thể giảm bớt. Tuyệt đối không chườm lạnh bằng nước đá bởi có thể gây ra tình trạng co mạch, nhiệt không thể thoát ra ngoài bằng lỗ chân lông.

Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho người lớn và trẻ em

>>>>>Xem thêm: Acetylcysteine 200mg: Giải độc, bảo vệ sức khỏe gan, phổi

Khi bị sốt cần uống nhiều nước để bù điện giải kịp thời, tránh rơi vào tình trạng thiếu nước khiến cho cơ thể càng mệt mỏi hơn

5. Khi nào cần đi khám?

Nếu dùng thuốc hạ sốt mà không cải thiện hoặc gia tăng nhiều triệu chứng hơn thì nên tới bệnh viện kiểm tra và tiếp nhận cách thức điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, các trường hợp sau cần gọi cấp cứu ngay. Không nên chần chừ ngay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường và có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng:

– Khó thở

– Lú lẫn

– Cơ thể có hiện tượng co giật

– Giảm phản xạ

Như vậy, việc tìm mua thuốc hạ sốt tại các nhà thuốc không khó. Nhưng sử dụng loại thuốc nào phù hợp với từng đối tượng và cách thức dùng thuốc ra sao mới quan trọng. Người lớn và trẻ em cần lưu ý trong việc chọn thuốc, uống đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy tham khảo kĩ hơn từ bác sĩ chuyên môn nếu có những thắc mắc liên quan đến việc điều trị. Đồng thời kết hợp một số cách chăm sóc sức khỏe trong dinh dưỡng, nghỉ ngơi để bệnh mau chóng hồi phục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *