Bệnh hen suyễn và cách trị hen suyễn cho trẻ là gì?

Cách trị hen suyễn cho trẻ như thế nào vừa không tốn kém lại đạt hiệu quả cao là vấn đề thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh đang có con mắc phải căn bệnh này. Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng nhưng thực tế nhiều cha mẹ lại chưa có đủ kiến thức để giúp con em mình điều trị đúng và hiệu quả căn bệnh này. Cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh hen ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh hen suyễn và cách trị hen suyễn cho trẻ là gì?

1. Kiến thức cơ bản về bệnh hen suyễn ở trẻ em

1.1. Hen suyễn ở trẻ là gì?

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị viêm nhiễm mạn tính gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết dịch đờm nhớt, khiến cho luồng không khí đi vào phổi bị tắc nghẽn, không lưu thông. Từ đó trẻ xuất hiện tình trạng khò khè, khó thở, ho liên tục và dai dẳng nhất là vào ban đêm và sáng sớm.

Bệnh hen suyễn và cách trị hen suyễn cho trẻ là gì?

Số lượng trẻ em bị hen ngày càng nhiều

Hen là bệnh có yếu tố di truyền trong gia đình nhưng không phải bệnh truyền nhiễm. Theo các nghiên cứu về y học, bệnh hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, trong đó có cả người lớn và trẻ em nhưng trẻ em là đối tượng thường xuyên tái phát bệnh.

Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, việc chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh hen thường gặp nhiều khó khăn do:

+ Biểu hiện khò khè không phải là dấu hiệu đặc trưng của mỗi bệnh hen suyễn mà có thể nhầm sang viêm tiểu phế quản. Viên phân biệt và chẩn đoán các dạng khò khè khác nhau nhìn chung khá phức tạp nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi.

+ Những triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ thường không điển hình nên khó xác định.

+ Những thăm dò chức năng phổi cận lâm sàng đối với lứa tuổi trẻ dưới 5 tuổi thường khó thực hiện được vì trẻ sẽ không thể làm đúng theo hướng dẫn.

+ Ở độ tuổi còn nhỏ nên việc tuân thủ điều trị và kiểm soát bệnh hen cũng gặp khá nhiều khó khăn.

1.2. Phân loại bệnh hen suyễn ở trẻ em

Dựa theo nguyên nhân khởi phát bệnh hen có thể phân loại bệnh thành những kiểu như sau:

– Hen khởi phát do virus (hen gián đoạn): bệnh xảy ra ở từng đợt riêng biệt và thường đi kèm với các bệnh lý viêm đường hô hấp do virus gây ra. Loại này không có biểu hiện ở giữa mỗi đợt hen.

– Hen khởi phát do vận động gắng sức là tình trạng cơn hen xảy ra sau khi trẻ có những hoạt động về thể chất mạnh và nhiều quá sức của trẻ chứ không đi kèm với bệnh lý nào về hô hấp.

Tìm hiểu thêm: 4 điều ba mẹ cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Bệnh hen suyễn và cách trị hen suyễn cho trẻ là gì?

Khi hít phải dị nguyên, trẻ rất dễ lên cơn hen

– Hen khởi phát do nguyên nhân môi trường bên ngoài như việc trẻ hít phải khói thuốc lá, phấn hoa, dị nguyên,… Cũng có khi do thay đổi thời tiết, do nóng lạnh đột ngột hoặc do độ ẩm không khí quá cao cũng có thể làm cơn hen của trẻ bị khởi phát.

Mức độ hen suyễn của trẻ bao gồm nhiều cấp độ khác nhau: Một số trẻ chỉ bị nhẹ và trong một thời gian ngắn, thời gian tái lại cũng cách xa nhat. Nhưng cũng có những trẻ bị tần suất dày đặc, thường xuyên. Đối với những trẻ bị hen suyễn dai dẳng dài ngày cần được điều trị tại bệnh bệnh và điều trị kiểm soát cơn hen hàng ngày bằng thuốc uống hoặc thuốc xịt.

1.3. Các triệu chứng hen suyễn của trẻ nhỏ là gì?

Có nhiều triệu chứng được biểu hiện đối với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Bác sĩ có thể nhìn vào những dấu hiệu được liệt kê sau đây để xác định có phải trẻ đã bị hen hay không.

– Trẻ khò khè kèm theo khó thở hoặc ho nhiều về đêm và sáng

– Những triệu chứng này có tần suất tái phát dày đặc

– Ho nhiều về đêm và sáng sớm

– Những cơn khò khè xuất hiện khi trẻ gắng sức, hít phải khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa, không khí lạnh,…

– Không có những đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp mà trẻ vẫn có cơn khò khè

– Trẻ có tiền sử dị ứng

– Trong gia đình có ít nhất 1 người bị bệnh hen

– Ran rít ở phổi

– Trẻ có đáp ứng khi dùng thuốc giãn phế

2. Điều trị bệnh hen suyễn lâu dài như thế nào?

2.1. Xác định nguyên nhân để tìm cách trị hen suyễn cho trẻ

Như đã nói ở trên có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hen suyễn ở trẻ là do viêm đường hô hấp, do hoạt động thể chất gắng sức và do các dị nguyên. Vậy cần phải tìm ra nguyên nhân chính làm cho cơn hen bị khởi phát thì mới có thể điều trị được bệnh.

– Đối với những trường hợp bị hen do viêm đường hô hấp, trước tiên cần sử dụng giãn phế có thành phần salbutamol để giúp đường thở trẻ thông thoáng hơn. Sau đó dùng các loại thuốc giảm dị ứng có thành phần là corticoid để giảm dịch tiết đường hô hấp. Có một số trường hợp bội nhiễm sẽ cần chỉ định thuốc kháng sinh.

– Trong trường hợp trẻ bị hen do hoạt động thể lực quá sức thì cần để trẻ nghỉ ngơi tại nơi thoáng khí, nhiều oxy. Áp dụng đồng thời phương pháp giãn phế dạng xịt nhanh hoặc thuốc uống tùy điều kiện. Khi cơn hen qua đi, vẫn cần để trẻ nghỉ ngơi thêm.

– Trong trường hợp còn lại, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân khiến cho bị lên cơn hen như phấn hoa, khói thuốc, lông chó mèo hoặc tất cả những yếu tố trên. Sau đó tách trẻ xa hẳn những yếu tố đó và cho trẻ dùng giãn phế nhanh kết hợp các loại thuốc điều trị dị ứng nếu cần. Những thuốc này phải được bác sĩ kê đơn, cha mẹ không tùy tiện cho trẻ dùng.

Tất cả những trường hợp hen suyễn hay tái lại cần dùng thuốc dự phòng hen trong thời gian dài từ 3 tháng đến 1 năm tùy tình hình bệnh của trẻ.

2.2. Cách trị hen suyễn cho trẻ khỏi tái phát thông qua chế độ ăn uống

Bệnh hen suyễn khác với những bệnh khác đó là việc điều trị cần phải kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị dự phòng. Cách dự phòng hen suyễn thông qua sử dụng thuốc dài ngày. Bên cạnh đó, kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ hàng ngày để quản lý bệnh hen suyễn là một phương án để điều trị bệnh hen tự nhiên.

Đối với những trẻ hay bị viêm đường hô hấp dẫn đến hen, việc ăn uống tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết để có thể giúp hạn chế những cơn hen.

Các loại thực phẩm nên cho trẻ ăn đó là rau xanh củ quả tươi, nguồn gốc hữu cơ, sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những trẻ đã bị hen thường có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với những loại thực phẩm có “chất lạ” nên cha mẹ cần đảm bảo nguồn thực phẩm tối ưu nhất cho con.

Bệnh hen suyễn và cách trị hen suyễn cho trẻ là gì?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa táo bón ở trẻ em: 2 lưu ý cốt lõi

Cha mẹ nên cân nhắc về chế độ ăn cho những trẻ bị hen

Thêm vào đó những loại hải sản chứa nhiều chất béo không bão hòa, giàu Omega 3 như các loại cá thu, cá hồi, các trích có nhiều chất chống viêm, rất có hiệu quả trong việc giảm tình trạng hen suyễn cho trẻ nhỏ

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nhắc nhở con uống nhiều nước hàng ngày để cơ thể tăng cường trao đổi chất, giúp trẻ mạnh khỏe hơn.

2.3. Giải pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa, hạn chế trẻ bị lên cơn hen thì cha mẹ cần để ý đến môi trường sống của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân có khả năng làm kích ứng cơn hen như lông thú vật, phấn hoa, khói thuốc, bụi ô nhiễm… Cha mẹ cũng cần giữ gìn môi trường sống quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng đãng, nhiều không khí lưu thông. Không nên để trẻ hoạt động gắng sức hoặc xúc động mạnh.

Đối với những trẻ có nguy cơ hoặc bị hen nhẹ cần được dùng thuốc dự phòng hen đường uống và đường xịt hàng ngày với liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc hô hấp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hiểu rõ về bệnh hen suyễn và áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách là rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Các biện pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, duy trì vệ sinh môi trường sống, và theo dõi các yếu tố kích thích. Bằng cách chăm sóc kịp thời và chính xác, bạn có thể giúp trẻ quản lý bệnh hen suyễn hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể của trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *