Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến và thường xảy ra trong những ngày thời tiết chuyển mùa hoặc ở những nơi có điều kiện sống ẩm ướt. Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh lý này như thế nào? Hãy cùng CAREUP.VN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản

1. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ là bệnh như thế nào?

Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm tại mắt, thường do siêu vi gây ra. Kết mạc mắt chính là lớp màng niêm mạc lót phía bên trong mí mắt và nhãn cầu phía trước. Bình thường kết mạc có màu trắng trong, nhưng khi bị viêm nhiễm, kết mạc bị sung huyết và đỏ. Bệnh đau mắt đỏ khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc bệnh này.

2. Nguyên nhân nào gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em?

2.1. Đau mắt đỏ do virus/vi khuẩn

Trẻ bị đau mắt đỏ có thể do tác nhân virus (Adenovirus, Herpes) hoặc vi khuẩn (liên cầu, phế cầu, tụ cầu) gây ra. Với trường hợp này, bệnh rất dễ lây lan cho người xung quanh.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản

Adenovirus là virus gây đau mắt đỏ ở trẻ em phổ biến nhất

Cũng bởi vậy, trẻ có thể bị viêm kết mạc mắt do truyền nhiễm khi:

– Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, họng của người bị nhiễm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi.

– Trẻ chạm vào đồ vật có dịch tiết của người bệnh như: tay nắm cửa, bàn ghế, …, hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, …

– Trẻ mút ngón tay không được vệ sinh sạch sẽ hoặc mút, liếm đồ vật bị nhiễm bẩn

– Trẻ tắm, bơi lội trong nguồn nước không sạch

Nếu trẻ bị viêm kết mạc do virus/vi khuẩn, cha mẹ cần chú ý tuyệt đối không cho trẻ dùng chung đồ cá nhân, đặc biệt là khăn mặt, vỏ gối với người khác. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cách ly trẻ ở nhà, không cho trẻ đi học để tránh lây nhiễm bệnh sang cho trẻ khác.

2.2. Đau mắt đỏ do dị ứng

Ngoài tác nhân truyền nhiễm, trẻ cũng có thể bị viêm kết mạc do dị ứng. Trong trường hợp này, bệnh sẽ không lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ thường xuyên bị đau mắt đỏ nếu có tiền sử dị ứng.

3. Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị viêm kết mạc, trẻ sẽ có một số triệu chứng sau:

– Trẻ thấy cộm, ngứa và đau ở mắt kèm cảm giác nặng mi, sợ ánh sáng và chảy nước mắt.

– Mắt trẻ ra nhiều ghèn đặc, màu trắng đục, vàng hoặc xanh, có thể gây dính mi, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ghèn sau khi lau xong thường xuất hiện lại rất nhanh.

– Kết mạc mắt bị sung huyết, phù đỏ, kết mạc nhãn cầu có thể bị phù nề ra ngoài

– 2 mí mắt trên, dưới có thể bị sưng phù

– Các triệu chứng thường xảy ra ban đầu ở một bên mắt, sau đó vài ngày lan sang mắt bên kia. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cả hai mắt cùng bị viêm đau một lúc.

– Nếu viêm kết mạc đơn thuần, thị lực của trẻ có thể không bị giảm. Tuy nhiên, nếu xuất tiết tập trung ở giác mạc và trẻ chảy nước mắt nhiều, trẻ có thể có cảm giác sương mù, nhìn kém hơn bình thường.

– Ngoài ra trẻ còn có thể bị nổi hạch ở trước tai

Trong trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng, ngoài những biểu hiện ở mắt, trẻ thường có thêm triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa da, phát ban toàn thân. Trẻ cũng thường xuyên dụi mắt vì cảm giác ngứa ở mắt.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nhận biết và điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản

Nhiều ghèn đặc, màu trắng đục, vàng hoặc xanh xuất hiện khi trẻ bị đau mắt đỏ

4. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em lành tính hay nguy hiểm?

Nhìn chung, đau mắt đỏ là một bệnh lý khá lành tính. Nhiều trường hợp đau mắt đỏ do virus có thể tự thuyên giảm sau 1-2 tuần mà không cần phải điều trị y tế. Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn, trẻ sẽ phải dùng thuốc nhỏ mắt và kháng sinh nhưng hầu hết chỉ cần điều trị ngoại trú, và bệnh thường cải thiện trong vòng 24-48 giờ ngay sau khi bắt đầu điều trị.

Đau mắt đỏ do dị ứng cũng thường nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamine (thông qua đường uống) và thuốc nhỏ mắt cho trẻ để giúp giảm các triệu chứng dị ứng.

Mặc dù lành tính là vậy, nhưng nếu chủ quan, bệnh đau mắt đỏ vẫn có thể tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng cho trẻ như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc sâu, viêm giác mạc đốm, viêm mủ túi lệ,… Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị sẹo giác mạc hoặc suy giảm thị lực.

Cũng bởi vậy, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi thấy con có triệu chứng của đau mắt đỏ và cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để con chóng khỏi bệnh.

5. Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ như thế nào?

Ông bà ta vẫn có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngăn ngừa để bệnh không xảy ra vẫn luôn tốt hơn là đi chữa bệnh. Dù bệnh đau mắt đỏ lành tính nhưng bệnh vẫn sẽ khiến trẻ khó chịu cũng như gây ra những ảnh hưởng nhất định trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh cho con bằng việc thực hiện các điều sau:

– Rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn trước, sau khi ăn hoặc sau khi trẻ chơi, nghịch dưới đất. Nếu trẻ đã lớn và có thể tự rửa tay, cha mẹ cần dặn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng.

– Cho trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân riêng như: khăn mặt, khăn tắm, gối, …

– Thường xuyên giặt sạch khăn mặt, khăn tắm của trẻ bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là nên giặt hàng ngày.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản

>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc răng miệng: Chuyên gia khuyến cáo

Giặt sạch khăn mặt, khăn tắm của trẻ bằng xà phòng để dự phòng đau mắt đỏ

– Thường xuyên rửa, vệ sinh đồ chơi của trẻ sạch sẽ

– Nhắc trẻ không được dùng tay dụi mắt

– Trong trường hợp trẻ dễ bị viêm kết mạc do dị ứng, cha mẹ nên hạn chế mở cửa ra vào và cửa sổ vào những ngày có nhiều phấn hoa. Bên cạnh đó, cha mẹ cần thường xuyên hút bụi trong nhà để hạn chế tác nhân gây dị ứng cho trẻ.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là tình trạng phổ biến có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bé. Việc nhận diện sớm triệu chứng, duy trì vệ sinh mắt sạch sẽ và áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu bất thường để đảm bảo điều trị kịp thời và hiệu quả. Sự chăm sóc đúng cách không chỉ giúp bé nhanh chóng hồi phục mà còn ngăn ngừa nguy cơ lây lan và các biến chứng có thể xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *