Những loại nhạc dễ ngủ giúp ngủ ngon và ngủ sâu

Âm nhạc có khả năng tiếp cận rộng rãi và mang đến nhiều lợi ích tiềm năng cho giấc ngủ, vì vậy, bạn có thể nghe nhạc dễ ngủ vào những thời điểm khó ngủ, nhất là buổi tối để đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Cùng SleepzGood tìm hiểu về những thể loại nhạc dễ ngủ nhé!

1. Nhạc dễ ngủ có giúp ngủ ngon hơn không?

Từ xa xưa, ông bà ta đã có kinh nghiệm trong việc tận dụng âm nhạc qua những lời hát ru kết hợp với giai điệu nhẹ nhàng để có thể giúp trẻ nhỏ dễ ngủ. Ngày nay, nghiên cứu khoa học cũng xác nhận khi cho trẻ em nghe những giai điệu nhẹ nhàng, nhạc thư giãn sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

May mắn thay, trẻ em không phải là những người duy nhất có thể hưởng lợi ích từ những bài hát ru trước khi đi ngủ. Theo báo cáo chất lượng giấc ngủ ở người lớn tuổi của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ sau khi nghe nhạc êm dịu. Ở người trưởng thành, chọn những bài nhạc thư giãn và nghe 45 phút trước khi ngủ sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn ngay từ đêm đầu tiên.

Lợi ích từ việc nghe nhạc dễ ngủ dường như có tác động tích lũy, những người tham gia nghiên cứu nhận thấy rằng họ có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn khi áp dụng nghe nhạc hàng đêm trước khi đi ngủ. Ngoài việc giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và cải thiện bệnh mất ngủ, nhạc dễ ngủ trước khi ngủ cũng là cách giúp đầu óc thư giãn, dễ đưa bạn vào giấc ngủ hơn.

Âm nhạc là “liều thuốc” giúp cải thiện giấc ngủ
Âm nhạc là “liều thuốc” giúp cải thiện giấc ngủ

Theo khoa học giải thích, khả năng cảm thụ âm nhạc của mỗi người phụ thuộc vào sự chuyển đổi của các bước sóng âm thanh đi vào tai thành tín hiệu điện trong não. Sau đó, não bộ sẽ tiến hành “giải mã” những âm thanh này bằng một loạt các hiệu ứng vật lý được kích hoạt trong cơ thể. Kết quả của quá trình này trực tiếp thúc đẩy bạn chìm vào giấc ngủ hoặc làm giảm các tác nhân gây cản trở cơ thể đi vào giấc ngủ.

Hơn nữa, nhạc dễ ngủ có thể giúp cơ thể kích hoạt giải phóng dopamine – một loại hormone được tiết ra khi cơ thể tham gia vào các hoạt động thú vị: như ăn uống, tập thể dục và quan hệ tình dục. Hormone dopamine còn được gọi là “hormone hạnh phúc” vì có thể thúc đẩy cảm giác thỏa mãn và giúp giảm đau trước khi đi ngủ. Như vậy, các phản ứng thể chất và tâm lý với âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm đau thể chất cấp tính và mãn tính.

Nghe nhạc cũng có thể góp phần thư giãn tinh thần nhờ làm dịu hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh tự chủ là một phần thuộc hệ thần kinh của cơ thể bạn, có công năng là điều khiển và kiểm soát các phản ứng tự động hoặc vô thức cả cơ thể, bao gồm cả hoạt động của tim, phổi và hệ tiêu hóa. Âm nhạc giúp cải thiện giấc ngủ thông qua việc làm dịu các bộ phận của hệ thống thần kinh tự chủ, từ đó giúp nhịp thở chậm hơn, nhịp tim thấp hơn và giảm huyết áp.

Vấn đề khó ngủ còn được tìm thấy từ tiếng ồn ban đêm hay phòng ngủ của chính bạn. Tuy nhiên, những rắc rối này có thể được giải quyết bằng việc nghe nhạc dễ ngủ, chính âm nhạc có thể giúp bạn xao nhãng khỏi những suy nghĩ muộn phiền, căng thẳng, stress, lo lắng… từ đó đưa cơ thể vào giấc ngủ.

Âm nhạc dễ ngủ giúp tâm trạng của người nghe trở nên tích cực hơn
Âm nhạc dễ ngủ giúp tâm trạng của người nghe trở nên tích cực hơn

Thị trường âm nhạc ngày càng đa dạng, nhưng loại nhạc nào mới tốt cho giấc ngủ?

Mặc dù chưa có kết luận cụ thể về một hay nhiều loại nhạc cố định tốt cho trí não và giấc ngủ, nhưng các chuyên gia khuyến nghị người bị mất ngủ nên ưu tiên chọn thể loại nhạc yêu thích và mở ở mức âm lượng vừa phải. Đồng thời, bạn nên sử dụng âm nhạc có cùng chỉ số BPM trong điện tim của mình để đạt hiệu quả cao hơn trong cải thiện mất ngủ. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên nên chọn loại nhạc có khoảng 60-80 BPM. Bởi vì nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường dao động từ 60 đến 100 BPM, do vậy giả thuyết được đưa ra là nên để cơ thể đồng bộ hóa với âm nhạc là cách tốt giúp giấc ngủ đến nhanh hơn.

Đối với những người không có thời gian hoặc không muốn thiết kế danh sách âm nhạc của riêng mình, thì có thể sử dụng các dịch vụ âm nhạc trực tuyến trên các nền tảng online. Trên các nền tảng này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các thể loại êm dịu, nhạc dễ ngủ như bản nhạc cổ điển, piano, nhạc thiền, nhạc delta…  giúp việc tự ru ngủ bản thân thuận tiện hơn.

Bạn nên thoải mái thử nghiệm các thể loại âm nhạc khác nhau, cho đến khi bạn tìm thấy thẻ loại yêu thích và phù hợp với mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghe nhạc vào ban ngày để giúp thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: 7 loại nhạc giúp bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ

Âm nhạc có thể là một phần tuyệt vời trong việc kiến tạo một giấc ngủ sâu. Dưới đây là những mẹo hay bạn nên lưu ý khi kết hợp âm nhạc vào thói quen tự ru ngủ vào buổi tối:

  • Tạo thói quen tốt trước khi đi ngủ: Tắt các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ. Đồng thời, bạn nên dành thời gian thư giãn đầu óc, kết hợp nghe nhạc dễ ngủ nhẹ nhàng trong khoảng 45 phút và lặp lại đều đặn mỗi ngày.

  • Lên danh sách các bài hát yêu thích: Có thể lặp lại một bài hát trong 45 phút hoặc tạo danh sách phát liên tiếp nhiều bài hát với nhau. Thể loại âm nhạc nhanh hay chậm là tùy thuộc vào sở thích của bạn, thư giãn với âm nhạc là cách giúp tinh thần lạc quan hơn.

  • Tránh những bài hát có nhịp điệu sôi động: Khi buồn ngủ, bạn có thể khuấy động tinh thần bằng những bài hát mang lại cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi muốn cơ thể chìm vào giấc ngủ thì thể loại nhạc này không phải là một ý tưởng tuyệt vời.

  • Cẩn thận với tai nghe: Tai nghe và miếng đệm trong tai nghe có thể gây tổn thương ống tai khi ngủ nếu giữ mức âm lượng lớn trong thời gian dài. Do vậy, khi dùng tai nghe, hãy sử dụng loại tai nghe được trang bị lớp cách âm, để tránh việc âm thanh dội thẳng vào tai. Ngưỡng cường độ âm thanh an toàn nằm dưới 85 dB. Theo WHO, có đến 50% số người trong độ tuổi 12-35 nghe nhạc với các thiết bị cá nhân vượt qua ngưỡng âm lượng an toàn.

Hãy cẩn thận với tai nghe nhạc dễ ngủ
Hãy cẩn thận với tai nghe nhạc dễ ngủ

Ngoài sử dụng nhạc dễ ngủ, các phương pháp như massage, ngồi thiền hay các bài tập tư duy… cũng là cách trị mất ngủ.

Bên cạnh đó, để có một giấc ngủ ngon lâu dài, bạn có thể kết hợp uống 2 viên uống cải thiện giấc ngủ SleepzGood 30 phút trước khi đi ngủ giúp làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và kích thích sản xuất melatonin tự nhiên, hỗ trợ bạn có một giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn. Viên uống này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp duy trì một giấc ngủ chất lượng mỗi đêm.

Việc kết hợp SleepzGood với thói quen nghe nhạc dễ ngủ và không gian ngủ lý tưởng, bạn sẽ thức dậy với cảm giác tràn đầy năng lượng và tinh thần thoải mái. Để có giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt, đừng quên bổ sung SleepzGood vào thói quen của mình ngay hôm nay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *