Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Để đảm bảo trẻ an toàn trước bệnh truyền nhiễm này, huynh cần biết dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ. Dưới đây là đầy đủ những thông tin đó, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà chi tiết cho bố mẹ
1. Nhận biết bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng như thế nào?
Tay chân miệng phát sinh do enterovirus, thường là coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Bệnh ảnh hưởng đến da và niêm mạc miệng của trẻ nên các tổn thương da, tổn thương niêm mạc cũng là những dấu hiệu nhận biết điển hình của tay chân miệng. Ngoài tổn thương da, tổn thương niêm mạc, trẻ tay chân miệng còn thường sốt:
– Tổn thương da, tổn thương niêm mạc: Trên da các vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối (đặc biệt là lòng bàn chân và các ngón chân)… của trẻxuất hiện các ban đỏ nhỏ. Theo thời gian, các ban này phát triển thành phỏng nước. Các phỏng nước cũng nhỏ, đường kính khoảng 3 – 7 mm, chứa dịch trong suốt hoặc hơi đục. Ngoài các tổn thương da, trẻ tay chân miệng còn có thể phát triển các tổn thương niêm mạc trên lưỡi, nướu và má trong. Khi các tổn thương da vỡ, chúng để lại các vết loét, khiến trẻ đau. Khi các vết loét bắt đầu lành, chúng để lại lớp vảy trên bề mặt da, niêm mạc. Tổn thương da, tổn thương niêm mạc thường xuất hiện theo đợt, có thể kéo dài 7 – 10 ngày.
Theo thời gian, các ban này phát triển thành phỏng nước.
– Sốt: Sốt là triệu chứng đầu tiên của tay chân miệng. Sốt do tay chân miệng thường là sốt từ nhẹ đến trung bình, nhiệt độ cơ thể trẻ có thể dao động trong khoảng 38 – 39°C. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể sốt cao, đặc biệt là khi biến chứng. Sốt thường kéo dài 2 – 3 ngày và có thể giảm dần khi các triệu chứng khác của tay chân miệng, như tổn thương da, tổn thương niêm mạc phát sinh. Cùng với sốt, trẻ có thể đau đầu, đau cơ xương khớp, uể oải, lờ đờ, thiếu sức sống.
2. Thông tin chi tiết cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Mặc dù tay chân miệng thường không đe dọa tính mạng, nhưng trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh truyền nhiễm cấp tính này có thể gây một số biến chứng; như mất nước, mất điện giải (các tổn thương niêm mạc gây đau, khiến trẻ không uống đủ nước) hay trầm trọng hơn là viêm não, viêm màng não.
Để hạn chế biến chứng, khi có dấu hiệu tay chân miệng, bố mẹ phải nghiêm túc điều trị tay chân miệng. Điều trị tay chân miệng chủ yếu tập trung giảm các triệu chứng vì hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu enterovirus.
2.1. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ dùng thuốc
– Thuốc hạ sốt giảm đau: Paracetamol (acetaminophen) thường được dùng để hạ sốt giảm đau. Nó an toàn cho mọi trẻ khi được dùng đúng liều lượng. Ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt giảm đau, nó có thể được dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ không nên dùng thuốc này nếu đang mất nước hoặc bị bệnh thận.
– Thuốc giảm đau tại chỗ: Các loại gel hoặc xịt giảm đau chuyên dụng cho miệng có thể được sử dụng trực tiếp lên các vết loét để giảm đau tạm thời. Các loại gel hoặc xít này thường chứa lidocain hoặc benzocaine.
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà
Paracetamol (acetaminophen) thường được dùng để hạ sốt giảm đau.
2.2. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ không dùng thuốc
– Vệ sinh miệng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh các vết loét, dự phòng tình trạng nhiễm trùng.
– Chăm sóc các tổn thương da: Sử dụng khăn mềm, ẩm để lau các vùng da có tổn thương, giúp loại bỏ tác nhân tiêu cực từ môi trường. Khi cần thiết, rửa các vùng da có tổn thương bằng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các tổn thương da. Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, hãy để hở các tổn thương da, đảm bảo lưu thông không khí, giúp các tổn thương da khô nhanh chóng. Khuyến khích trẻ không gãi các tổn thương da, vì gãi có thể làm vỡ chúng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình hồi phục. Nếu da xung quanh vùng tổn thương trở nên khô và bong tróc, bố mẹ có thể thoa kem không mùi để dưỡng ẩm cho da trẻ. Điều này không chỉ giúp giảm khô, giảm bong tróc mà còn giúp giảm ngứa hiệu quả. Đối với các tổn thương da rỉ dịch hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để bôi lên chúng.
– Bù nước, bù điện giải: Trẻ tay chân miệng có thể từ chối ăn uống do đau miệng. Tuy nhiên, việc đảm bảo trẻ uống đủ nước là rất quan trọng để ngăn ngừa mất nước, mất điện giải. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol. Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để cho trẻ uống, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác đau do các vết loét miệng.
– Thực hành chế độ dinh dưỡng phù hợp: Cung cấp cho trẻ các thực phẩm lỏng, lạt (nhạt) và lạnh (nguội), giúp trẻ dễ nuốt, không làm trầm trọng thêm các vết loét miệng. Các thực phẩm như cháo, súp… có thể là lựa chọn tốt. Tránh các thực phẩm chua, cay, mặn và các thực phẩm có góc, cạnh có thể làm tổn thương thêm các vết loét miệng.
– Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Trẻ và bố mẹ cần rửa tay thường xuyên. Đồ đạc sinh hoạt của gia định cũng cần được lau chùi thường xuyên.
– Nghỉ ngơi: Trẻ cần được nghỉ ngơi tại một môi trường yên tĩnh và thoải mái. Tránh để trẻ tham gia các hoạt động mạnh hay ra ngoài khi trẻ còn tay chân miệng.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu tay chân miệng và cách điều trị bệnh ai cũng cần biết
Trẻ cần được nghỉ ngơi tại một môi trường yên tĩnh và thoải mái.
– Theo dõi các biến chứng: Luôn theo dõi dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng, như mất nước hoặc viêm não, viêm màng não. Nếu trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, vật vã, li bì hoặc khó thở, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu các dấu hiệu tay chân miệng không cải thiện, bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện để trẻ được chăm sóc y tế thích hợp.
“Kết luận: Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cần được thực hiện cẩn thận và đúng cách để hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ và giảm thiểu các biến chứng. Các phương pháp điều trị chi tiết được hướng dẫn trong bài viết sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ một cách hiệu quả và an toàn. Hãy luôn theo dõi tình trạng của trẻ và tuân thủ các biện pháp điều trị đã được đề xuất. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ hoặc tình trạng không cải thiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.”